Ủy ban Đào tạo, bồi dưỡng: Cơ quan tham mưu, giúp việc trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

(LSVN) - Luật Luật sư quy định quản lý Luật sư và hành nghề Luật sư thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư thực hiện quản lý Luật sư và hành nghề Luật sư của tổ chức mình theo quy định của Luật này, Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp thống nhất trong toàn quốc của các Đoàn Luật sư, các Luật sư Việt Nam

(LSVN) - Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập từ tháng 05 năm 2009 trên cơ sở Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thành lập Tổ chức Luật sư toàn quốc. Trải qua 03 nhiệm kỳ hình thành, xây dựng và phát triển, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò quyết định trong sự thành công của nghề Luật sư tại Việt Nam; tổ chức xã hội nghề nghiệp duy nhất có vai trò đại diện cho toàn thể giới Luật sư Việt Nam, thống nhất trong nhận thức, chỉ đạo và điều hành hoạt động Luật sư Việt Nam.

Luật sư giành giật, lôi kéo khách hàng là vi phạm nghiêm trọng đạo đức hành nghề Luật sư

(LSVN) - Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chế định Luật sư đang từng bước phát triển và ngày càng khẳng định vị thế, tầm quan trọng của lĩnh vực Luật sư trong đời sống xã hội. Chính vì thế, Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư đang không ngừng tăng lên về số lượng lẫn chất lượng. Đến nay, cả nước đã có khoảng hơn 17.000 Luật sư. Cách ứng xử giữa các Luật sư trong quan hệ hành nghề Luật sư là một yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ các hành vi đó thể hiện tính chuyên nghiệp, tính chất lượng về dịch vụ pháp lý cũng như sự đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho khách hàng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

(LSVN) - Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Luật Luật sư và được cụ thể hóa trong Điều lệ.

Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

(LSVN) - Ngày 19/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 856/QĐ-TTg phê duyệt Điều Lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Liên đoàn Luật sư Việt Nam có địa vị pháp lý là tổ chức xã hội - nghề nghiệp thống nhất trong toàn quốc của các Đoàn Luật sư, các Luật sư Việt Nam; có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản.

Quy định về Thường trực Liên đoàn Luật sư Việt Nam

(LSVN) - Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã quy định chi tiết, cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thuộc Liên đoàn, trong đó đặc biệt quan trọng là Thường trực Liên đoàn Luật sư Việt Nam.