Tóm lược mối quan hệ giữa Luật sư và đồng nghiệp

(LSVN) - Quan hệ giữa Luật sư với đồng nghiệp là sự tương tác, chân thành, thấu hiểu giữa những người cùng làm Nghề Luật sư. Có tình đồng nghiệp, các Luật sư luôn có sự tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau. Khi đó, tình trạng kỳ thị, chèn ép, phân biệt đối xử giữa các Luật sư đồng nghiệp sẽ không xảy ra và vì vậy, uy tín, vị thế nghề Luật sư được xã hội ghi nhận, tôn vinh. Bản chất của quan hệ giữa các Luật sư với đồng nghiệp: Thuộc về phạm trù đạo đức nhiều hơn. Do đó, pháp luật về Luật sư không có nhiều quy phạm điều chỉnh mối quan hệ giữa Luật sư và đồng nghiệp mà thay vào đó mối quan hệ này sẽ được điều chỉnh trong Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử hành nghề Luật sư Việt Nam.

Bàn về trách nhiệm của Luật sư khi đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý với khách hàng

(LSVN) - Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp Luật sư, việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng là ưu tiên hàng đầu của Luật sư khi thực hiện vụ việc của khách hàng. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng là một điều bất khả thi với Luật sư, đòi hỏi Luật sư trong những trường hợp này cần sự bình tĩnh, cẩn trọng phân tích vấn đề, trao đổi thảo luận lại với khách hàng để đi đến thống nhất mới hoặc buộc phải đơn phương chấm dứt thực dịch vụ pháp lý cho khách hàng.

Tóm lược Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam

(LSVN) - Nghề Luật sư được coi là một “nghề danh giá”, bởi lẽ hoạt động nghề nghiệp của Luật sư về bản chất nhằm thực hiện sứ mệnh thiêng liêng mà sự thượng tôn pháp luật và tinh thần công lý trao cho. Ngay trong lời nói đầu của Bộ Quy tắc cũng đã khẳng định: “Nghề Luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của Luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Luật sư - Nghề nghiệp gắn liền trách nhiệm với cộng đồng

(LSVN) - Tại Quy tắc 1, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định sứ mệnh cao cả của người Luật sư như sau: “Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Trách nhiệm của Luật sư trong hoạt động thông tin, truyền thông

(LSVN) - Trong xã hội hiện đại, vai trò của truyền thông và thông tin là rất quan trọng. Truyền thông không chỉ là công cụ để cung cấp thông tin cho mọi người mà còn là nơi để con người đưa ra những ý kiến, quan điểm của bản thân. Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội dẫn đến việc rất nhiều thông tin đưa ra chưa được kiểm chứng, sai sự thật gây hoang mang cho dư luận, người dân đồng thời cũng gây tổn hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức.

Đôi khi Luật sư phải biết từ chối

(LSVN) - Tôi đang là Luật sư tham gia bảo vệ cho gia đình là nhà hàng xóm đang có tranh chấp lối đi với chị gái của bạn tôi. Khi biết tôi làm Luật sư trong vụ việc, người bạn này đã nhiều lần qua lại thăm hỏi và mời đi giao lưu. Gần nhất bạn tôi đã đặt vấn đề để tôi không tham gia bảo vệ trong vụ án này nữa và sẽ tặng tôi một món quà có giá trị lớn cùng lời mời đi du lịch dài ngày. Vậy, tôi cần làm gì để có thể từ chối mà không mất tình cảm và hài hòa cả đôi đường.