Ảnh minh họa.
Cụ thể, mục tiêu của Đề án nhằm bảo đảm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được tổ chức thi hành trên thực tế, phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành; tăng cường áp dụng các biện pháp đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong công tác thi hành án dân sự nói chung, công tác thi hành án kinh doanh, thương mại nói riêng; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cản trở, chống đối, chây ỳ, không chấp hành bản án theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, hoàn thiện thể chế, quy định pháp luật theo hướng chú trọng chất lượng, đơn giản hóa trình tự, thủ tục, rút ngắn thời gian tổ chức thi hành án, giảm thiểu các chi phí do ngân sách nhà nước đảm bảo hoặc do cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nộp trong quá trình tổ chức thi hành án.
Công khai, minh bạch quy trình tổ chức thi hành án, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác thi hành án dân sự; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên được xác định trong bản án, quyết định về kinh doanh, thương mại.
Bên cạnh đó, phấn đấu nâng tỷ lệ thi hành án xong đối với các bản án, quyết định kinh doanh, thương mại trên tổng số án có điều kiện thi hành năm sau cao hơn năm trước góp phần đảm bảo hoàn thành và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Quốc hội giao theo Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án.
Đề án được triển khai từ năm 2023 đến năm 2028 trong phạm vi cả nước, áp dụng đối với công tác thi hành án dân sự, trong đó đặt trọng tâm thi hành các bản án, quyết định kinh doanh, thương mại.
MAI HUỆ
Thắp hương, đốt vàng mã không đúng nơi quy định khi đi chùa có bị phạt