(LSO) - Dự trữ quốc gia là quá trình Nhà nước tổ chức tích luỹ một bộ phận của cải vật chất xã hội vào quỹ dự phòng chiến lược để sử dụng vào việc phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai; đáp ứng nhu cầu của quốc phòng và giữ vững an ninh chính trị khi xảy ra biến động; góp phần ổn định chính trị, kinh tế và đời sống dân cư cũng như các nhiệm vụ khác của Nhà nước.
Có lợi dụng dịch bệnh để “trục lợi”?
Tại phiên họp Thường trực Chính phủ về an ninh lương thựcchiều ngày 31/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trươngmua đủ số lượng 190.000 tấn gạo, 90.000 tấn thóc và có thể mua cao hơn để dự trữtheo chỉ tiêu dự trữ quốc gia năm 2020 đã được phê duyệt, đáp ứng kịp thời cácyêu cầu đột xuất, cấp bách.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yêu cầu về bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp và thời tiết năm nay rất khắc nghiệt, nhất là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long chịu hạn mặn nặng nề.
Có thể thấy, việc dự trữ thóc gạo là vấn đề hết sức quan trọng đối với chính trị và xã hội của đất nước trong mọi thời kì; đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh đang lan rộng, diễn biến khó lường như hiện nay. Tuy nhiên, trong mấy ngày qua dư luận rất bất bình về việc các kho tàng dự trữ quốc gia bị lợi dụng một cách trắng trợn để trục lợi cho một số cá nhân. Ngay cả việc mua thóc gạo dự trữ theo chỉ đạo của Chính phủ cũng bị chính các đơn vị quản lý nhà nước và doanh nghiệp “lũng đoạn, thao túng”.
Điển hình như việc 7/22 Cục Dự trữ khu vực cho doanh nghiệp “gửi gạo” tại kho; 6/22 Cục Dự trữ có số gạo thực tế tại kho cao hơn cả chục nghìn tấn so với sổ sách ghi chép; 26/28 doanh nghiệp sau khi trúng thầu đấu giá đợt 1 (ngày 12/3) bán gạo cho Nhà nước đã “xù” hợp đồng mặc dù gạo của một số doanh nghiệp này đã “nằm trong kho” của các Cục Dự trữ, sau đó có những doanh nghiệp này lại tiếp tục được tham gia đấu giá đợt 2 (ngày 12/5). Lý do “xù” hợp đồng là do giá lúa gạo biến động.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội nhận định, mặc dù chưa chắc chắn có hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi hay không nhưng đã có cơ sở để nghi ngờ tình trạng này. Đặc biệt, sự việc diễn ra khi tình hình dịch Covid-19 còn đang căng thẳng và Nhà nước cần sự ủng hộ của các doanh nghiệp thì hành vi trúng thầu nhưng lại hủy hợp đồng cung cấp gạo cho Nhà nước không thể không đặt ra câu hỏi có dấu hiệu trục lợi ở đây.
So với việc bán cho Nhà nước thì thực tế, việc xuất khẩu gạo trong tình hình dịch bệnh này sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp hơn.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước có vô can khi bí mật Nhà nước bị xâm phạm?
Theo Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
Trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ Nhà nước theo danh mụcđược Chính phủ giao:
a) Thực hiện nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo vệ an toàncác hàng dự trữ được giao theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện xuất hàng dự trữ Nhà nước để cứu trợ, cứu hộ, cứunạn, viện trợ quốc tế hoặc sử dụng vào mục đích khác theo quyết định của Thủ tướngChính phủ và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Tiếp đến, ngày 25/12/2019 Chính phủ ban hành Quyết định số 36/2019/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ Tài chính (thay thế Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg): Thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hoạt động dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý, đơn vị bảo quản hàng dự trữ quốc gia; kiểm tra nội bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật dự trữ quốc gia; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
Quy định chức năng nhiệm vụ đã rất rõ đối với Tổng cục Dự trữ Nhà nước, có thể nói việc các Cục Dự trữ khu vực cho doanh nghiệp gửi hàng chục tấn gạo không thể nói Tổng cục Dự trữ Nhà nước không biết?. Chẳng lẽ với chức năng nhiệm vụ của mình Tổng cục Dự trữ Nhà nước không hề có sự thanh tra, kiểm tra định kì. Chẳng lẽ trước đợt thu mua thóc gạo dự trữ mới theo chỉ đạo của Chính phủ Tổng cục Dự trữ Nhà nước lại "tiếp tục" không kiểm tra các Cục Dự trữ khu vực để đến khi Thanh tra Bộ Tài chính kiểm tra về việc xuất khẩu gạo vào cuối tháng 4 mới "lòi" ra câu chuyện gửi gạo. Nếu không có đợt kiểm tra, chắc rằng gạo của các doanh nghiệp gửi vẫn nằm yên trong kho của Nhà nước. Và Tổng cục Dự trữ Nhà nước sẽ không kiểm tra và không biết?... Ở đây, dư luận nghĩ đến câu chuyện "con voi chui lọt lỗ kim" bắt đầu xuất hiện.
Trả lời báo chí, ông Đỗ Việt Đức – Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết, sai phạm của 7 Cục Dự trữ nhà nước đã rõ khi cho gửi nhờ gạo trong kho của Nhà nước. Tới đây, Tổng cục Dự trữ sẽ tăng cường kiểm tra, thanh tra theo quý hoặc đột xuất để giám sát chặt chẽ hơn.
Về trách nhiệm khi để hàng loạt Cục Dự trữ nhà nước sai phạm, ông Đức thừa nhận sai đến đâu sẽ nhận đến đó. Còn chủ yếu là cấp Cục phải nhận trách nhiệm?.
Hiện Bộ Tài chính đã yêu cầu thanh tra Bộ chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm sang cơ quan điều tra Bộ Công an để điều tra, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Việc các doanh nghiệp gửi gạo diễn ra từ lâu hay mới xuất hiện mong rằng sẽ được các cơ quan thanh tra, điều tra làm rõ.
Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, khoản 1 Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015 quy định rõ về tội "Làm lộ bí mật nhà nước" như sau: “1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm". Trong trường hợp này có dấu hiệu cho các doanh nghiệp mượn kho dự trữ quốc gia gửi gạo chờ nâng giá để bán gạo cho dự trữ Nhà nước nhằm trục lợi. Nếu sau khi có kết luận của cơ quan điều tra mà có sự việc đó xảy ra thì theo điểm b khoản 2 Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015: “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa....” Theo đó, các đối tượng vi phạm có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
Tại khoản 2, Điều 61, Luật Dự trữ Quốc gia số 22/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2012”. Trong đó quy định “…Khu vực kho Dự trữ Quốc gia phải được tổ chức bảo vệ chặt chẽ, an toàn, bí mật theo quy định của pháp luật; trang bị đủ phương tiện, thiết bị kỹ thuật cần thiết cho quan sát, giám sát, phòng, chống thiên tai, hỏa hoạn, hư hỏng, mất mát và các yếu tố khác có thể gây thiệt hại đến hàng Dự trữ Quốc gia”. Theo quy định tại Điều 1, Thông tư số 56/2013/TT-BCA-A81 ngày 13/11/2013 của Bộ Công an quy định: Hệ thống mạng lưới và kế hoạch bảo vệ đối với các kho Dự trữ Nhà nước thuộc Danh mục bí mật nhà nước của ngành Tài chính. |
LÊ HOÀNG