/ Nghiên cứu - Trao đổi
Một số bất cập và kiến nghị đối với nguyên tắc tiến hành tố tụng của người dưới 18 tuổi
Một số bất cập và kiến nghị đối với nguyên tắc tiến hành tố tụng của người dưới 18 tuổi

(LSVN) - Việt Nam là một quốc gia luôn quan tâm và bảo vệ quyền trẻ em, trong đó đặc biệt là trẻ chưa thành niên vi phạm pháp luật. Chính vì thế Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định thành một chương riêng để đảm bảo thủ tục tố tụng được phù hợp với lứa tuổi này. Đây là một bước phát triển lớn của pháp luật nước ta và qua thực tế thi hành cho thấy đã phát huy được hiệu lực, hiệu quả rất lớn trong việc xử lý tội phạm là người chưa thành niên. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội thì những điều luật dần trở nên không phù hợp và cần có sự thay đổi để thích hợp với hoàn cảnh xã hội trong tình hình mới. Vì vậy, bài viết này đưa ra những đánh giá, sửa đổi để hoàn thiện hơn nữa về những nguyên tắc đó.

Kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động trong doanh nghiệp
Kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động trong doanh nghiệp

(LSVN) - Hòa giải lao động tại Việt Nam có nguồn gốc từ việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu xung đột lao động trong các doanh nghiệp nhà nước từ thập kỷ 1980. Tuy nhiên, quá trình phát triển chính thức của hòa giải lao động tại Việt Nam chỉ bắt đầu từ khi Luật Lao động năm 1994 được thông qua, đánh dấu sự chuyển từ một hệ thống quản lý lao động trước đây dựa trên quyền quản lý tuyệt đối của nhà nước sang một hệ thống pháp luật lao động nhằm đảm bảo quyền lợi và nguyên tắc công bằng cho người lao động. Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải tiếp tục được các văn bản luật về lao động kế thừa.

Hoạt động sửa chữa, bổ sung bản ản hình sự sau khi ban hành của Tòa án
Hoạt động sửa chữa, bổ sung bản ản hình sự sau khi ban hành của Tòa án

(LSVN) - Bản án nói chung, bản án hình sự nói riêng là văn bản tố tụng do Tòa án nhân dân Nhà nước ban hành. Đây là văn bản đặc biệt quan trọng xác định trách nhiệm pháp lý của bị cáo với Nhà nước cụ thể hóa bằng hình phạt, trách nhiệm của bị cáo với bị hại và những thành phần khác cụ thể hóa bằng mức bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, bản án có hiệu lực đòi hỏi phải được thi hành, nên nội dung bản án phải bảo đảm tuyệt đối chính xác, rõ ràng, đầy đủ. Việc cho phép sửa chữa, bổ sung bản án là phù hợp, nhưng cũng đòi hỏi phải quy định chặt chẽ, tránh tùy tiện, ảnh hưởng đến bị cáo, chất lượng thi hành án. Tuy nhiên, quy định này hiện nay vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu.

Nguyên tắc suy đoán vô tội trong các giai đoạn của tố tụng hình sự và đánh giá pháp luật
Nguyên tắc suy đoán vô tội trong các giai đoạn của tố tụng hình sự và đánh giá pháp luật

(LSVN) - Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá, đánh dấu sự mở đầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn này, nội dung và tinh thần của nguyên tắc suy đoán vô tội chưa được thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, thông qua một số hoạt động của cơ quan tố tụng có thể thấy được sự căn nhắc kĩ lưỡng, kiểm soát chặt chẽ các căn cứ xem có dấu hiệu phạm tội hay không trước khi ra quyết định khởi tố.

Tội “Thao túng thị trường chứng khoán”: Lý luận và thực tiễn
Tội “Thao túng thị trường chứng khoán”: Lý luận và thực tiễn

(LSVN) - Thời gian gần đây, những vụ vi phạm pháp luật liên quan đến thị trường chứng khoán xảy ra khá nhiều, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do các quy định pháp luật chưa hoàn chỉnh, mặc dù Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định các tội danh liên quan đến lĩnh vực này, trong đó có tội “Thao túng thị trường chứng khoán” quy định tại Điều 211. Tuy nhiên, những quy định của điều luật này cũng như trong quá trình thực thi đã xuất hiện một số tồn tại, bất cập. Vì vậy, việc nghiên cứu về tội danh này để từ đó đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan là rất cần thiết.

Bàn về vấn đề bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015
Bàn về vấn đề bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

(LSVN) - Giao dịch dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho các chủ thể tham gia xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự nhằm thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày. Để cho các giao dịch này ngày càng phát triển về số lượng cũng như về mặt giá trị, đặc biệt nhằm đảm bảo an toàn cho các giao dịch, Bộ luật Dân sự đã quy định rất nhiều biện pháp bảo đảm, trong đó có biện pháp bảo lãnh. Tuy nhiên, vấn đề này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các quy định về bảo lãnh trong pháp luật dân sự cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Xuất phát từ yêu cầu trên, bài viết này sẽ đem đến một cái nhìn tương đối về biện pháp bảo lãnh để có một cái nhìn đa chiều, hiểu rõ sâu sắc hơn về những hạn chế, bất cập còn tồn tại. Từ đó, sẽ tránh những mâu thuẫn xảy ra không đáng có về vấn đề này.

Bàn về việc áp dụng biện pháp dẫn giải đối với trường hợp bị hại từ chối giám định
Bàn về việc áp dụng biện pháp dẫn giải đối với trường hợp bị hại từ chối giám định

(LSVN) - Trong những năm trở lại đây, hành vi cố ý xâm phạm đến sức khoẻ của người khác dưới các thương tích cụ thể có chiều hướng gia tăng về số lượng với tính chất, mức độ, diễn biến phức tạp. Song, việc điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này vẫn tồn tại những khó khăn, vướng mắc, nhất là việc áp dụng biện pháp dẫn giải đối với người bị hại khi họ từ chối giám định.

Bất cập khó khăn và kiến nghị đề xuất đối với tội 'Nhận hối lộ'
Bất cập khó khăn và kiến nghị đề xuất đối với tội 'Nhận hối lộ'

(LSVN) - Theo ý kiến cá nhân tác giả, thiết nghĩ nên đổi tên tội danh "Nhận hối lộ" thành tội "Nhận lợi ích bất chính". Lợi ích bất chính là danh từ chung nhất để diễn đạt tất cả những lợi ích có được do việc vi phạm những chuẩn mực, nguyên tắc nhất định. Tất cả những lợi ích chung đó gồm cả những lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất. “Lợi ích bất chính” sẽ diễn tả rộng và sâu hơn “Hối lộ”.

Xử lý tài sản liên quan tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
Xử lý tài sản liên quan tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

(LSVN) - Bài viết nghiên cứu khái quát các quy định của pháp luật về chế tài do áp dụng lãi suất cao, vượt quá mức pháp luật cho phép. Nghiên cứu cũng làm rõ những chính sách và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với hành vi cho vay lãi nặng xâm phạm trật tự xã hội, quyền tiếp cận tín dụng và tài sản của các cá nhân. Hành vi này bị pháp luật hình sự trừng phạt nghiêm khắc kể cả bằng biện pháp xử lý tiền vay.

Nội luật hóa Công ước CITES tại Việt Nam: Những vấn đề cần hoàn thiện
Nội luật hóa Công ước CITES tại Việt Nam: Những vấn đề cần hoàn thiện

(LSVN) - Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, hay còn gọi là Công ước CITES (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora), Công ước Washington (Washington Convention) là một hiệp ước đa phương nhằm mục đích bảo đảm việc thương mại quốc tế các tiêu bản của các loài động vật và thực vật hoang dã mà không đe dọa sự sống còn của các loài này trong tự nhiên, đồng thời đưa ra nhiều cấp độ khác nhau để bảo vệ hơn 34.000 loài động và thực vật. Việt Nam tham gia vào Công ước CITES năm 1994 và trở thành thành viên thứ 121 trên tổng số 184 quốc gia thành viên. Bài viết tập trung phân tích khía cạnh xây dựng pháp luật nhằm nội luật hóa các quy định của Công ước và việc phối hợp triển khai của hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi Công ước CITES ở Việt Nam thời gian qua và đề xuất hướng hoàn thiện khung pháp lý để thực thi hiệu quả Công ước này.

Một số bất cập của Luật Phá sản và lưu ý liên quan đến hoạt động nhận, xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng
Một số bất cập của Luật Phá sản và lưu ý liên quan đến hoạt động nhận, xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng

(LSVN) - Theo quy định tại Điều 41 Luật Phá sản 2014, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ việc phá sản thì Tòa án sẽ có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ có bảo đảm.

Người bào chữa trong tố tụng hình sự
Người bào chữa trong tố tụng hình sự

(LSVN) - Trong tố tụng hình sự, quyền bào chữa của người bị buộc tội có mối quan hệ chặt chẽ với người bào chữa, vì người bào chữa có vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội; góp phần cùng với cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách quan của vụ án; khắc phục tình trạng truy tố, kết án oan sai, bỏ lọt tội phạm; đem lại cho nền tư pháp nước nhà sự công bằng, dân chủ; bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa... Bài viết đi sâu phân tích những nội dung cơ bản liên quan đến chế định người bào chữa trong tố tụng hình sự.

Tìm hiểu về tội 'Hủy hoại rừng'
Tìm hiểu về tội 'Hủy hoại rừng'

(LSVN) - Hủy hoại rừng là hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc giảm giá trị đáng kể.

 Thư khuyến cáo trong giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Cần lưu ý những gì?
 Thư khuyến cáo trong giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Cần lưu ý những gì?

(LSVN) - Thư khuyến cáo về việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) được xem là biện pháp “mềm” được áp dụng linh hoạt mà khá nhiều chủ thể quyền sử dụng để ứng phó với các hành vi bị cho là xâm phạm quyền SHTT. Trong một số trường hợp, gửi thư khuyến cáo, thay vì yêu cầu sự can thiệp từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dường như có hiệu quả khi ngay lập tức hành vi xâm phạm được tự động chấm dứt. Nhưng tất cả có thể vẫn chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Gửi Thư khuyến cáo cho bên bị cho là vi phạm đôi khi có thể tự đặt chủ thể quyền vào những khó khăn không thể lường trước. Ở góc độ của bên bị cho là vi phạm quyền SHTT, việc không nắm rõ các quy định và cơ chế bảo vệ của Luật SHTT sẽ có thể dẫn đến việc chấp nhận các yêu cầu từ phía chủ thể quyền SHTT đặt ra trong Thư khuyến cáo và tước đi các quyền và lợi ích hợp pháp mà lẽ ra họ không phải từ bỏ. 

Về Ngày Truyền thống của Tòa án quân sự
Về Ngày Truyền thống của Tòa án quân sự

(LSVN) - Tác giả cho rằng, Tòa án quân sự ngoài việc kỷ niệm Ngày Truyền thống chung của Tòa án nhân dân, thì nên lấy ngày thành lập Tòa án binh là Ngày Truyền thống của mình, đồng thời cũng nên sửa lại vấn đề này trong cuốn “Lịch sử ngành Tòa án quân sự Việt Nam (1945-1995)” cho phù hợp.

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 của Luật Luật sư
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 của Luật Luật sư

(LSVN) – Tác giả cho rằng quy định về phạm vi công việc pháp lý mà người tập sự hành nghề luật sư được giúp Luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp tại khoản 3 Điều 14 của Luật Luật sư hiện hành đang quá thận trọng và điều đó làm giới hạn đáng kể giá trị của một quá trình tập sự hành nghề Luật sư. Trong bài viết này, tác giả trình bày những hạn chế của quy phạm này và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.

Một số lưu ý về tranh chấp về đồng sở hữu sáng chế tại Việt Nam
Một số lưu ý về tranh chấp về đồng sở hữu sáng chế tại Việt Nam

(LSVN) - Sáng chế đồng sở hữu phát sinh khi hai hoặc nhiều bên cùng nhau tạo ra một sáng chế và thực hiện các thủ tục pháp lý để bảo hộ sáng chế đó. Sẽ thế nào nếu một sáng chế được tạo ra bởi hai bên, nhưng chỉ một bên đứng tên là “tác giả sáng chế” kiêm “chủ sở hữu sáng chế”, còn bên kia chỉ đứng tên là “tác giả sáng chế”? Điều này có gây ra hậu quả pháp lý nào không? Tác giả sáng chế có thể làm gì trong trường hợp như vậy nếu tác giả sáng chế kia đã nộp đơn đăng ký bằng sáng chế mà chưa đạt được thỏa thuận về việc đồng sở hữu sáng chế? Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Cục SHTT) đã giải quyết một vụ việc liên quan đến “quyền nộp đơn đăng ký sáng chế” trong trường hợp đồng sở hữu sáng chế. Vụ việc nêu bật tầm quan trọng của việc nắm rõ các yêu cầu pháp lý đối với việc nộp đơn đăng ký sáng chế và quyền sở hữu sáng chế. Bài viết này sẽ đi sâu vào các chi tiết cụ thể của vụ việc và tác động của nó đến quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Hoàn thiện quy định về định giá tài sản trong tố tụng hình sự
Hoàn thiện quy định về định giá tài sản trong tố tụng hình sự

(LSVN) - Định giá tài sản trong tố tụng hình sự được hiểu là việc trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định giá trị bằng tiền của tài sản được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự ra văn bản yêu cầu định giá, khi xét thấy cần xác định giá trị tài sản có liên quan đến việc xác định tội danh, định khung hình phạt, quyết định hình phạt… để giải quyết vụ án hình sự tại thời điểm nhất định.

Tìm hiểu pháp luật Liên minh châu Âu về quyền con người và liên hệ thực tiễn tại Việt Nam
Tìm hiểu pháp luật Liên minh châu Âu về quyền con người và liên hệ thực tiễn tại Việt Nam

(LSVN) - Liên minh châu Âu (EU) luôn dẫn đầu trong việc bảo đảm quyền con người. Rất nhiều đạo luật của EU đưa ra thể hiện được sự chi tiết, tỉ mỉ. Tuy nhiên, cam kết của châu Âu có phần bị đe dọa bởi nhiều yếu tố tác động về biến động chính trị, xã hội. Châu Âu đối mặt với nhiều đòi hỏi của quy định pháp luật, vì thế một lần nữa cần được sự đồng thuận, thống nhất của các nước trong Liên minh. Bài viết nghiên cứu về một số vấn đề bảo đảm quyền con người ở châu Âu, giúp chỉ ra và xâu chuỗi những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề đã được châu Âu giải quyết, từ đó đưa ra những gợi mở bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Một số bất cập, hạn chế trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và kiến nghị hoàn thiện
Một số bất cập, hạn chế trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và kiến nghị hoàn thiện

(LSVN) - Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) ra đời thay thế BLTTHS năm 2003 và đã nhiều sửa đổi, bổ sung nhằm đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, góp phần đáp ứng cải cách tư pháp ở nước ta. Tuy nhiên qua thực tiễn thi hành, một số quy định BLTTHS năm 2015 đã bộc lộ bất cập, hạn chế ảnh hưởng đến quá trình giải quyết các vụ án hình sự, vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTHS năm 2015 là rất cần thiết.

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới

(LSVN) - Hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đẩy mạnh, thể hiện ở chủ trương nhất quán thông qua các nghị quyết chỉ đạo của Đảng và quyết định của Chính phủ. Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được khẳng định tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Thời gian qua, nhiệm vụ này được triển khai thực hiện theo Đề án “Hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020” (Đề án) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2448/QĐ-TTg ngày 16/12/2013. Bài viết tập trung làm rõ những kết quả đã đạt được, chỉ ra một số hạn chế và đề xuất giải pháp để thúc đẩy hơn nữa hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo trong thời gian tới.

Giới hạn xét xử sơ thẩm: Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự
Giới hạn xét xử sơ thẩm: Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự

(LSVN) - Giới hạn xét xử sơ thẩm là một chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện chế định này sẽ giúp các chủ thể tiến hành, tham gia tố tụng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong việc giải quyết vụ án hình sự; góp phần bảo đảm quyền con người và bảo vệ công lý. Tuy nhiên, khi đề cập đến nội dung chế định này hiện vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều. Bài viết phân tích mối quan hệ giữa nội dung chế định giới hạn xét xử sơ thẩm với các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự, từ đó giúp có cách nhìn toàn diện hơn trong nhận thức, lập pháp khi đề cập đến chế định này.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước vì các quyền và tự do cơ bản của con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước vì các quyền và tự do cơ bản của con người

(LSVN) - Nhà nước Việt Nam kể từ ngày 02/9/1945 đến nay (1945-2023) trải qua 78 năm thử thách, được xác định là một nhà nước kiểu mới trong lịch sử dân tộc: nhà nước của dân, do dân, vì dân. Sự khác nhau căn bản và quan trọng nhất giữa nhà nước kiểu mới với tất cả các nhà nước trong lịch sử trước đó ở chỗ: các nhà nước trong lịch sử thì dân phục vụ nhà nước, còn nhà nước kiểu mới là nhà nước phục vụ nhân dân. Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân; nhà nước “liêm chính, kiến thiết quốc gia và phục vụ nhân dân”(1); nhà nước vì các quyền và tự do cơ bản của con người. Bài viết đi sâu phân tích, làm rõ những nội dung này.

Hoàn thiện pháp luật về thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự
Hoàn thiện pháp luật về thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự

(LSVN) - Bài viết phân tích những vấn đề chung về thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự và các quy định của pháp luật tố tụng về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Bài viết cũng chỉ ra một số hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định này.

Những điểm mới quan trọng về quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP
Những điểm mới quan trọng về quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP

(LSVN) - Để phù hợp với các quy định mới theo Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) sửa đổi năm 2022, ngày 23/8/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP (Nghị định) nhằm quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật SHTT về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Nghị định này thay thế Nghị định số 103/2006/NĐ-CP và một phần của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung).

Các quy định của pháp luật quốc tế về phòng chống bạo lực trẻ em
Các quy định của pháp luật quốc tế về phòng chống bạo lực trẻ em

(LSVN) - Bài viết trình bày khái quát về tình hình bạo lực trẻ em và các hình thức bạo lực trẻ em phổ biến trên thế giới hiện nay, bao gồm bạo lực trẻ em ở cộng đồng; bạo lực trẻ em tại nơi giáo dưỡng; bạo lực trẻ em mang tính hệ thống. Đồng thời phân tích các quy định của pháp luật quốc tế về phòng chống bạo lực trẻ em, đặc biệt là Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) năm 1989 và các văn bản pháp lý quốc tế có liên quan khác.

Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ hiện trường trong điều tra vụ án hình sự
Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ hiện trường trong điều tra vụ án hình sự

(LSVN) - Khám nghiệm hiện trường là một hoạt động quan trọng nhằm truy nguyên những dấu vết, chứng cứ để góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án hình sự. Tuy nhiên trong thực tế, hiện trường luôn bị thay đổi bởi tác động của con người, các yếu tố tự nhiên hoặc do sự tự biến đổi của bản thân của chúng. Các yếu tố này ít nhiều làm cho hiện trường không còn nguyên vẹn. Do đó, cần phải có hoạt động bảo vệ hiện trường, mặc dù có vai trò quan trọng trong như vậy nhưng công tác này hiện nay vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Vì vậy, bài viết này sẽ đưa ra một số hạn chế còn tồn tại và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo vệ hiện trường, từ đó giúp quá trình điều tra vụ án hình sự được nhanh chóng, khách quan và chính xác.

Quy định pháp luật về tội ‘Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự’: Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
Quy định pháp luật về tội ‘Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự’: Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện

(LSVN) – Thực tế, nhiều doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức công ty tài chính cho vay, nhân danh pháp nhân khi tham gia các quan hệ pháp luật với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này thường hoạt động dưới dạng như tài trợ cho khách hàng để mua sản phẩm và trả góp hàng tháng với lãi suất cao hoặc cho vay tiêu dùng với lãi suất cao lên đến 100%/năm nhưng lại không có cơ sở để xử lý về hành vi cho vay lãi nặng. Do đó, việc ghi nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" là một yêu cầu bức thiết trong cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.

Một số quan điểm xác định tội  "Đánh bạc "
Một số quan điểm xác định tội "Đánh bạc"

(LSVN) - Sau khi Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 được ban hành và có hiệu lực pháp luật thì các văn bản quy định cũ đã hết hiệu lực, tuy nhiên chúng ta vẫn sử dụng tinh thần của các văn bản đó để áp dụng đối với BLHS hiện hành. Cá nhân tác giả sau khi nghiên cứu và nhận thấy rằng nên có văn bản mới để thay thế cho các văn bản đã hết hiệu lực và đưa ra những quy định mới nhằm bảo đảm ngăn ngừa, phòng, chống tội phạm đánh bạc. Dựa trên mục đích của người phạm tội, và số tiền người chơi có thể bỏ ra để có thể đáp ứng được mục đích mà người phạm tội mong muốn. Do đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị thể hiện quan điểm lập pháp về cách xác định số tiền đánh bạc để xác định trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với các chủ thể có hành vi đánh bạc.

Một số vấn đề về tội 'Hành hung đồng đội': Vướng mắc và kiến nghị
Một số vấn đề về tội 'Hành hung đồng đội': Vướng mắc và kiến nghị

(LSVN) - Quân đội là lực lượng vũ trang nòng cốt, trọng yếu và đặc biệt quan trọng của nước ta. Được phục vụ, làm việc trong lực lượng quân đội là vinh dự to lớn của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong thời kỳ hòa bình trong quân đội vẫn phát sinh những hành vi vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của quân đội, pháp luật của Nhà nước làm ảnh hưởng tới hình ảnh, uy tín, sức mạnh chiến đấu của quân đội chính quy. Nhận thấy yêu cầu cấp thiết đó, Nhà nước đã có chế tài nhằm duy trì nghiêm kỷ luật của quân đội bằng việc pháp điển một chương riêng quy định về các loại tội danh xâm phạm nghiêm trọng tới kỷ luật, sức mạnh của quân đội trong đó có tội "Hành hung đồng đội" quy định tại Điều 398, Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành.