/ Pháp luật - Đời sống
/ Nhận diện về hình thức của 'báo hóa' trang thông tin điện tử

Nhận diện về hình thức của 'báo hóa' trang thông tin điện tử

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Mới đây, Bộ Thông tin và Ttruyền thông ban hành Quyết định 1418/QĐ-BTTTT ban hành Tiêu chí nhận diện “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hóa” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí.

  Ảnh minh họa. 

Theo đó, cách nhận diện về hình thức trình bày của trang thông tin điện tử, mạng xã hội thể hiện gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí, gồm:

Thứ nhất, tên miền sử dụng từ ngữ gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí như: Báo, Tạp chí, Tin, Tin tức, News, Times, Online, Daily…;

Thứ hai, cách trình bày giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp không ghi rõ là trang thông tin điện tử, mạng xã hội, chỉ ghi là cơ quan, tiếng nói, diễn đàn…;

Thứ ba, giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp trình bày, thể hiện gần giống như nhận diện của sản phẩm báo chí (màu sắc, vị trí tên gọi…); 

Thứ tư, bố trí giao diện trang chủ của mạng xã hội thành các chuyên mục: Chính trị, xã hội, đời sống, văn hóa, giải trí… và đăng tải, tổng hợp các bài báo, hiển thị nội dung bài viết, tiêu đề, nội dung, chú thích ảnh, video-clip… như một tờ báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp;

Thứ năm, giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp ghi thông tin: Toà soạn, Văn phòng đại diện, Ban phóng viên… như cơ quan báo chí, mục “Người trách nhiệm nội dung” ghi họ tên kèm thêm từ “nhà báo”, “phóng viên”.

Ngoài ra, về nội dung: Tổng hợp tin bài từ các cơ quan báo chí theo ý đồ riêng, nghiêng về các thông tin tiêu cực, giật gân; tự tổng hợp tin tức từ các cơ quan báo chí thành bài viết và ghi thông tin Tổng hợp (PV). Bên cạnh đó, mạng xã hội không có người dùng tương tác, chia sẻ thông tin; đăng bài viết của thành viên quản trị với cách viết gây hiểu nhầm là các nhà báo...

Quyết định 1418/QĐ-BTTTT có hiệu lực từ ngày 22/7/2022.

PV

Pháp luật quy định như thế nào về các căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung?

Lê Minh Hoàng