Ảnh minh họa.
Theo đó, tình tiết giảm nhẹ trong vụ án hình sự là “tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể giảm đi, là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án quyết định hình phạt cụ thể đối với người phạm tội".
Trong số 22 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có việc “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả" được quy định cụ thể tại khoản 1, Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
Theo đó, trường hợp người phạm tội đã gây ra thiệt hại, tức là thiệt hại đã thực tế xảy ra nhưng người phạm tội đã sửa chữa, bồi thường những thiệt hại do mình gây ra cho bên bị thiệt hại hoặc đã tự nguyện khắc phục hậu quả của tội phạm.
Người phạm tội phải tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả mới được coi là tình tiết giảm nhẹ. Nếu do tác động của người khác hoặc của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội buộc phải sửa chữa, bồi thường hoặc khắc phục hậu quả, người phạm tội mới thực hiện theo thì không được xem là tình tiết giảm nhẹ để áp dụng.
Việc tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả phải xảy ra trước khi tuyên án và thuộc ở cấp nào thì cấp đó coi là tình tiết giảm nhẹ.
Để được áp dụng tình tiết "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả" cần căn cứ vào các quy định tại Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn một số điều của Bộ luật Hình sự 2015.
Theo đó, kể cả trong trường hợp người bị hại không đồng ý nhận khoản tiền bồi thường thiệt hại thì nếu bị cáo có chứng cứ chứng minh họ đã dùng tiền để khắc phục như chứng từ chuyển khoản ngân hàng thì họ vẫn sẽ được áp dụng tình tiết nêu trên làm tình tiết giảm nhẹ.
Mặc dù pháp luật không quy định rõ mức đền bù thiệt hại, khắc phục hậu quả là bao nhiêu, nhưng trên thực tế cho thấy mức đền bù này phải tương xứng với thiệt hại gây ra thì người thực hiện hành vi mới được áp dụng tình tiết giảm nhẹ.
VĂN QUANG
Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện về hình phạt tử hình theo pháp luật Việt Nam