Cần có cơ chế, chính sách để quản lý, giám sát cây xanh đô thị nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản người dân
Cần có cơ chế, chính sách để quản lý, giám sát cây xanh đô thị nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản người dân

(LSVN) - Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý cây xanh đô thị, tác giả kiến nghị các cơ quan chức năng cần xây dựng cơ chế, chính sách, đảm bảo việc thực thi được các quy hoạch, kiến trúc và kế hoạch phát triển hệ thống cây xanh đã được phê duyệt; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện và quản lý, giám sát, duy tu, duy trì hệ thống hạ tầng đô thị, trong đó có hệ thống cây xanh. Đặc biệt, cần phải có biện pháp chăm sóc, cắt tỉa đối với các cây xanh lâu năm nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân, nhất là vào mùa mưa bão.

Sự phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng hòa giải tại Singapore
Sự phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng hòa giải tại Singapore

(LSVN) - Hòa giải được hiểu là một phương thức giải quyết tranh chấp không mang tính xét xử, mà ở đó các bên tranh chấp hoặc có các mâu thuẫn sử dụng sự giúp đỡ của bên thứ ba trung lập nỗ lực giải quyết các tranh chấp của họ. Singapore được xem là một trong những quốc gia có cơ chế giải quyết tranh chấp bằng hòa giải rất phát triển trên thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu về sự phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp bằng hòa giải tại Singapore có một ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật về hòa giải tại Việt Nam.

Cần thể hiện rõ cơ chế tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tài chính
Cần thể hiện rõ cơ chế tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tài chính

(LSVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, ngày 10/6, thảo luận toàn thể ở hội trường về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Đại biểu Quốc hội đề nghị, trong mục đích, quan điểm xây dựng luật, cần thể hiện rõ cơ chế tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tài chính. Ban soạn thảo cần bám sát hơn nữa nhu cầu tài chính của người dân và doanh nghiệp trong tình hình hiện nay để tháo gỡ vướng mắc cơ chế, để giải quyết bức xúc trong xã hội đối với việc thiếu vốn.

Hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực xã hội hóa các lĩnh vực bổ trợ tư pháp theo Nghị quyết 27-NQ/TW
Hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực xã hội hóa các lĩnh vực bổ trợ tư pháp theo Nghị quyết 27-NQ/TW

(LSVN) - Trong điều kiện xã hội phát triển, bổ trợ tư pháp đóng vai trò ngày càng quan trọng. Thực tiễn cho thấy, để các lĩnh vực này hoạt động hiệu quả và phát triển không thể chỉ hoàn toàn do Nhà nước thành lập ra, rồi “bao bọc”, mà còn cần đến sự tham gia của cộng đồng, nhất là từ các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, điều kiện theo quy định của pháp luật. Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới một lần nữa cho thấy vai trò, sự cần thiết của bổ trợ tư pháp cũng như đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đối với lĩnh vực này. Bài viết nêu lên những vấn đề cơ bản và đề xuất một số giải pháp huy động nguồn lực để xã hội hóa, phát triển đối với công chứng, hòa giải, trọng tài, thừa phát lại, giám định tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.

Nghiên cứu cơ chế ưu đãi về phí, lệ phí trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến
Nghiên cứu cơ chế ưu đãi về phí, lệ phí trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến

(LSVN) - Đây là một trong những chỉ đạo đáng chú ý của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/02/2023 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2023 và những năm tiếp theo.

Đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước phát triển bền vững
Đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước phát triển bền vững

(LSVN) - Qua các giai đoạn phát triển của đất nước, doanh nghiệp nhà nước luôn đồng hành và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt, trong giai đoạn đổi mới với nền kinh tế nhiều thành phần, doanh nghiệp nhà nước luôn giữ vững vai trò quan trọng, then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Tuy nhiên, khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém.

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng đối tượng và hoàn thiện cơ chế thực hiện trong thời đại công nghệ số
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng đối tượng và hoàn thiện cơ chế thực hiện trong thời đại công nghệ số

(LSVN) - Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch là mục tiêu của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang được hoàn thiện trình Chính phủ trong Quý III/2021 và dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV dự kiến tháng 10/2022, thông qua tháng 5/2023 và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2024. Sở dĩ việc xây dựng và hoàn thiện Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) lần này được xây dựng và thực hiện cẩn thận, có lộ trình vì Luật này nhạy cảm, có ảnh hưởng lớn đến toàn dân.

Đề xuất cơ chế đặc thù để kêu gọi đầu tư cho cảng biển
Đề xuất cơ chế đặc thù để kêu gọi đầu tư cho cảng biển

(LSVN) - Chiều 07/10, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Bộ GTVT đề xuất cơ chế đặc thù để kêu gọi đầu tư cho cảng biển.

Đề xuất cơ chế thực hiện vốn bảo trì hạ tầng đường sắt
Đề xuất cơ chế thực hiện vốn bảo trì hạ tầng đường sắt

(LSVN) - Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp thu, chỉnh sửa Đề án Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư. Trong đó, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất cơ chế thực hiện vốn bảo trì hạ tầng đường sắt, tách bạch công tác bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ.

Thúc đẩy cơ chế đầu tư sân bay bằng nguồn vốn xã hội
Thúc đẩy cơ chế đầu tư sân bay bằng nguồn vốn xã hội

(LSVN) - Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) khẩn trương rà soát, hoàn thiện các nội dung của đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội để đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không.

Cơ chế đặc thù nên được nhân rộng trong cả nước
Cơ chế đặc thù nên được nhân rộng trong cả nước

(LSVN) - Có thể nói, việc trao cho các địa phương cơ chế đặc thù là để phát huy tiềm năng, khai thác thế mạnh của từng địa phương đẩy nhanh tăng trưởng, phát triển của địa phương, của vùng và thúc đẩy sự phát triển nhanh bền vững của cả nước. Tuy vậy, các cơ chế, chính sách đặc thù cần bảo đảm tính tương đồng với các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng có nghị quyết riêng của Bộ Chính trị; đồng thời phù hợp với khả năng cân đối ngân sách Nhà nước, không ảnh hưởng lớn đến vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương theo quy định của Hiến pháp, không làm tăng bội chi ngân sách Nhà nước và trần nợ công đã được Quốc hội quy định…

Đắk Lắk:  Thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045
Đắk Lắk: Thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045

(LSVN) - Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, đã chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng văn bản pháp luật cho phép TP. Buôn Ma Thuột thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, bảo đảm tính thống nhất, tương quan, tương đồng với các thành phố khác trong cả nước.

Xây dựng nhà nước pháp quyền: Tạo thói quen sử dụng cơ chế đại diện, ủy quyền
Xây dựng nhà nước pháp quyền: Tạo thói quen sử dụng cơ chế đại diện, ủy quyền

(LSVN) - Cơ quan chức năng cần đẩy mạnh việc mở rộng dịch vụ công, khuyến khích, tạo thói quen cho người dân sử dụng cơ chế đại diện, ủy quyền cho những người có kiến thức pháp luật, thông thạo các quy định để thay mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ liên quan. Đây cũng là biện pháp quan trọng góp phần đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng xã hội pháp quyền văn minh, thịnh vượng.

Cần nhấn mạnh hơn vào phát hiện sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách
Cần nhấn mạnh hơn vào phát hiện sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách

(LSVN) - Nhiều bản kết luận thanh tra trong thời gian qua cho thấy tỉ lệ kiến nghị về sửa đổi cơ chế, chính sách còn hạn chế, kiến nghị chủ yếu là thu hồi tiền, tài sản do hành vi sai phạm. Trong khi đó, việc phát hiện và xử lý hành vi vi phạm chỉ thực sự có ý nghĩa khi thông qua việc phát hiện và xử lý hành vi sai phạm, cơ quan thanh tra nhìn thấy được những sơ hở, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật. Đó mới chính là nguyên nhân gốc rễ dẫn tới hành vi vi phạm. Nếu chỉ chú trọng phát hiện và xử lý sai phạm mang tính chất riêng lẻ mà không khắc phục sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật sẽ dẫn đến tình trạng xử lý xong sai phạm chỗ này, chỗ khác lại nảy sinh sai phạm. Để khắc phục điều này, nhiều ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu điều chỉnh quy định về mục đích của hoạt động thanh tra theo hướng nhấn mạnh nhiều hơn vào mục đích phát hiện sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, quy định mục đích phát hiện và xử lý hành vi vi phạm phải gắn với việc rà soát, phát hiện sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách.