(LSVN) - Theo tác giả nghiên cứu tờ trình xây dựng Luật Luật sư thay thế thì thấy rằng lý do để ban soạn thảo đề xuất quy định thời hạn của Chứng chỉ hành nghề Luật sư là nhằm “Bổ sung một số công cụ quản lý nhà nước phù hợp và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý”, nhưng lại không sử dụng các công cụ giám sát, mà lại tăng thêm thủ tục hành chính là không phù hợp, gây ảnh hưởng đến quá trình hành nghề độc lập của Luật sư.
(LSVN) - Ngày 29/6/2006, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Luật sư số 65/2006/QH11, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 và được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội (sau đây gọi tắt là Luật Luật sư). Sau hơn 17 năm thực hiện, Luật Luật sư đã đi vào cuộc sống, đạt nhiều kết quả, tạo hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của luật sư phát triển. Tuy nhiên, Luật Luật sư cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn phát triển nghề Luật sư.
(LSVN) - Luật Luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012, có hiệu lực thi hành, đến nay đã hơn 18 năm. Trong 18 năm qua, với những quy định tiến bộ, thể chế hóa khá đầy đủ chủ trương của Đảng về vai trò của Luật sư, nghề Luật sư, đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển nghề Luật sư ở Việt Nam.
(LSVN) - Ngày 19/01/2024, tại Hà Nội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Thực tiễn thi hành Luật Luật sư và một số giải pháp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung”.
(LSVN) - Có thể thấy, với sự quan tâm của Chính phủ và Bộ Tư pháp trong việc xây dựng các chính sách, khung pháp lý tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động Luật sư của Việt Nam, thông qua đó nhiều tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư và thương mại quốc tế đã và đang phát triển thành các tổ chức hành nghề có quy mô, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư của các nước trong khu vực.
(LSVN) - Bộ Tư pháp đề nghị Quốc hội đưa Luật Luật sư vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2025. Đồng thời, đề nghị Quốc hội chỉ đạo Chính phủ, Bộ Tư pháp xây dựng Luật Luật sư thay thế Luật Luật sư năm 2006 theo đúng chủ trương, chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và Kết luận số 69-KL/TW.
(LSVN) - Sáng ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Luật sư. Hội nghị nhằm đánh giá toàn diện kết quả đạt được, hạn chế và tồn tại để có cơ sở kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép sửa đổi Luật Luật sư, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
(LSVN) - Chiều 05/12/2023, tại TP. Đà Lạt, Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo "Đánh giá thực hiện Luật Luật sư và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về Luật sư". Bà Đặng Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì Hội thảo.
(LSVN) - Tôi và gia đình ông G. có tranh chấp quyền sử dụng đất. Tôi có nhờ Luật sư Q. tư vấn và đại diện thực hiện các thủ tục trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, mới đây tôi có biết được Luật sư Q. có mối quan hệ quen biết với ông G. và ông G cũng có nhờ Luật sư Q, tư vấn về cách giải quyết vụ tranh chấp này với tôi. Vậy, trong trường hợp này, Luật sư Q có được tư vấn cách giải quyết việc tranh chấp này cho ông G. không?
(LSVN) – Tác giả cho rằng quy định về phạm vi công việc pháp lý mà người tập sự hành nghề luật sư được giúp Luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp tại khoản 3 Điều 14 của Luật Luật sư hiện hành đang quá thận trọng và điều đó làm giới hạn đáng kể giá trị của một quá trình tập sự hành nghề Luật sư. Trong bài viết này, tác giả trình bày những hạn chế của quy phạm này và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.
(LSVN) - Người tập sự hành nghề Luật sư được giúp Luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp, nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật.
(LSVN) - Đó là một trong những gợi mở được Tiến sĩ, Luật sư Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nêu tại Hội thảo Tổng kết thi hành Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) do Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 09/12/2022.
(LSVN) - Thực hiện Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Luật sư năm 2022, Trung tâm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Luật sư Hà Nội phối hợp với Ban Quan hệ quốc tế tổ chức Khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Luật sư.
(LSVN) - Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. Hà Nội đề nghị các tổ chức hành nghề Luật sư khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy đăng ký thành lập chi nhánh, đăng ký bổ sung thông tin Chi nhánh của tổ chức hành nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Luật sư.
(LSVN) - Sáng ngày 05/8/2022, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo “Lấy ý kiến về dự thảo Báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật Luật sư”, để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật Luật sư là căn cứ đề xuất xây dựng Luật Luật sư mới thay thế Luật Luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU Jule).
(LSVN) - Trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU Jule), sáng ngày 05/8/2022, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo “Lấy ý kiến về dự thảo Báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật Luật sư” làm căn cứ đề xuất xây dựng Luật Luật sư mới thay thế Luật Luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012. Tạp chí Luật sư Việt Nam xin giới thiệu nội dung tham luận về một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Đoàn Luật sư, nghề Luật sư tại địa phương từ quy định của pháp luật khi tổ chức thực hiện 19 nhóm nhiệm vụ của Đoàn Luật sư được quy định tại Điều 61 Luật Luật sư; qua đó đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật của Luật sư Trần Văn An, Trưởng Ban Đạo đức nghề nghiệp Luật sư Việt Nam, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang tại Hội thảo.
(LSVN) – Theo quy định Luật Luật sư hiện hành, thẩm quyền phê duyệt Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam thuộc Bộ Trưởng Bộ Tư pháp. Tuy nhiên đối với Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa được Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ III (nhiệm kỳ 2021 - 2026) thông qua tại phiên họp ngày 26/12/2021 lại do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số số 856/QĐ-TTg.
(LSVN) - Nghề Luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, với sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung này được ghi nhận rất rõ ràng ở quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp và Luật Luật sư.
(LSVN) - Nghề Luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, với sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung này được ghi nhận rất rõ ràng ở Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư và Luật Luật sư.
(LSVN) - Luật Luật sư có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2012, đã góp phần tạo hành lang pháp lý cho nghề luật sư, các tổ chức hành nghề Luật sư và lực lượng Luật sư phát triển khá nhanh chóng, mạnh mẽ, góp phần rất lớn vào công cuộc bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Nhà nước, pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN), xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.