Trả lời về vấn đề trên, Luật sư Nguyễn Hồng Tâm, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, cá nhân muốn nhận con nuôi thì phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010.
Đồng thời, khi nhận nuôi con nuôi thì phải có sự đồng ý của cha mẹ đẻ theo như quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, cụ thể:
"Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi
1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó".
Như vậy, bạn buộc phải xin ý kiến của chồng cũ của bạn (tức là cha bé), nếu được sự đồng ý của cả cha và mẹ thì mới có thể tiến hành thủ tục nhận nuôi con nuôi.
Sau khi em trai bạn nhận con bạn làm con nuôi thì theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 2 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 , bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi họ, tên của con nuôi.
Tuy nhiên, căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nghị định hướng dẫn Luật Hộ tịch 2014 quy định:
“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó".
Như vậy, mặc dù hai vợ chồng chi đã ly hôn. Căn cứ vào những quy định trên thì ta vẫn phải đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người cha dành cho con mình. Vì vậy việc thay đổi họ của con của bạn buộc phải thể hiện rõ sự đồng ý của người cha trong tờ khai xin thay đổi, đó là yêu cầu bắt buộc.
Thủ tục thay đổi họ cho con tiến hành như sau:
Theo quy định tại Điều 27, 28 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền và thủ tục cải chính hộ tịch, cụ thể:
“Điều 27. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
UBND cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì UBND cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến UBND nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì UBND cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch".
TRẦN VŨ
Khi nào Hà Nội tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dưới 18 tuổi?