Thông tin các ca mắc mới cụ thể như sau:
Ca bệnh BN2534 (BN2534) ghi nhận tại TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương, là F1 của BN2528, đã được cách ly tập trung từ ngày 08/3/2021.
Hiện bệnh nhân đang được cách ly điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 3 - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương cơ sở 2.
Ca bệnh BN2535 (BN2535) ghi nhận tại TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương, là công nhân Công ty Poyun, đã được cách ly tập trung từ ngày 28/01/2021, đến ngày 16/2/2021 ghi nhận BN2299 ở cùng phòng cách ly.
Ngày 27/2/2021 bệnh nhân có triệu chứng ho, đau rát họng, được lấy mẫu cho kết quả xét nghiệm nghi ngờ dương tính với SARS-CoV-2; tiếp tục lấy mẫu các ngày 01/3/2021, ngày 05/3/2021 để xét nghiệm lại.
Ngày 06/3/2021 dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân đang được cách ly điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 3 - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương cơ sở 2.
Tính đến 06h ngày 12/3, Việt Nam có tổng cộng 1590 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 897 ca.
Riêng tại Hải Dương có (713 ca), Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (05 ca), Bắc Giang (02 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (02 ca), Hà Giang (01 ca), Điện Biên (03 ca), Bình Dương (06 ca), Hải Phòng (04 ca ), Hưng Yên (03 ca)
10 tỉnh, thành phố đã qua 27 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới Covid-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh.
Hà Nội cũng đã 24 ngày không có ca bệnh Covid-19 mắc mới tại cộng đồng.
Còn tại Hải Phòng, tính từ ca bệnh mắc gần nhất đến nay đã 17 ngày thành phố này không có ca bệnh Covid-19 mắc mới tại cộng đồng.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 2.048 bệnh nhân Covid-19.
Trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 01 với virus SARS-CoV-2 là 70 ca; số ca âm tính lần 02 với SARS-CoV-2 là 44 ca và số ca âm tính lần 03 là 100 ca.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế hiện còn BN1536 đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất, bệnh nhân đã dừng ECMO 15 ngày, tập cai thở máy nhiều ngày nhưng vẫn còn khó khăn nên vẫn duy trì tỉ lệ 80% thở máy, 20% tự thở.
Bệnh nhân cai thở máy khó khăn do sức cơ yếu, suy tim nặng và huyết động không ổn định.
Sau khi kết thúc ECMO, hiện phổi bệnh nhân thông khí khá tốt, oxy máu luôn đảm bảo. Tuy nhiên, chức năng các cơ quan khác như gan, thận, não, cơ quan tạo máu của bệnh nhân khó hồi phục.
Đặc biệt bệnh nhân có tình trạng suy tim nên thỉnh thoảng lên cơn rối loạn nhịp, tụt huyết áp đe doạ tính mạng...
Dù vậy bệnh nhân đã tự ăn gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa (qua ống thông), có hỗ trợ truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch 20%.
BN1536 đang tiếp tục được duy trì thuốc hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan, tiếp tục lọc máu do thận còn suy chưa làm việc. Đồng thời bệnh nhân cũng đang phải dùng phối hợp nhiều thuốc kháng sinh, kháng nấm do kết quả xét nghiệm cho thấy có khả năng đã bước vào đợt nhiễm trùng bội nhiễm mới do nấm hoặc vi trùng khác.
Số ca tử vong liên quan đến Covid-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).
Người có 'hộ chiếu vaccine' về Việt Nam vẫn phải cách ly tập trung Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, tuy đã có hộ chiếu vaccine song những trường hợp này vẫn buộc phải cách ly tập trung 14 ngày và có 2 lần xét nghiệm âm tính; giống như những trường hợp nhập cảnh khác. PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế cũng cho biết thêm đến thời điểm này Việt Nam chưa công nhận hộ chiếu vaccine và chưa có thay đổi trong các biện pháp phòng chống dịch cũng như biện pháp cách ly với người nhập cảnh dù có hộ chiếu vaccine. Nhiều người kỳ vọng hộ chiếu vaccine là một giải pháp để thế giới sống chung với đại dịch, để mở cửa lại nền du lịch. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay vẫn còn rất nhiều tranh cãi. Sự thành công của hộ chiếu vaccine sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của vaccine. Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn còn biết chưa thật đầy đủ về hiệu quả của tất cả các loại vaccine trong việc ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi thận trọng, yêu cầu các nhà chức trách và các nhà điều hành du lịch không đưa ra bằng chứng về việc tiêm chủng như một điều kiện để đi du lịch quốc tế. Lý do vì hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa lây truyền chưa rõ ràng và nguồn cung cấp vaccine toàn cầu còn hạn chế. Đồng thời, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cũng cần phải lưu ý đến các rủi ro khi công nhận hộ chiếu vaccine vì những lý do sau đây: Thứ nhất, trước đây để nghiên cứu ra một vaccine cần 04 - 05 năm, thậm chí 10 năm; trong khi đó vaccine phòng Covid-19 được nghiên cứu, cấp phép trong điều kiện khẩn cấp. Vì thế, có thể có một số vấn đề chúng ta chưa biết hết được như các vắc xin khác nhau, hiệu lực bảo vệ khác nhau; có vaccine chưa biết được giảm lây nhiễm như thế nào mà chỉ giảm mức độ nặng của bệnh, giảm triệu chứng; cũng chưa biết kháng thể bảo vệ tồn tại trong cơ thể bao lâu; người mới tiêm vaccine cũng chưa có miễn dịch bảo vệ ngay; Thứ hai là do vấn đề biến đổi của virus, vaccine có thể không còn tác dụng; Thứ ba là có thể xảy ra các trường hợp hộ chiếu giả; Cũng theo chuyên gia tình hình dịch tại Việt Nam hiện đã ổn định, dù chưa tiêm vắc xin được như nhiều nước nhưng đang áp dụng các biện pháp chống dịch hiệu quả. Chung quan điểm này, một chuyên gia đầu ngành về bệnh truyền nhiễm tại Hà Nội cũng nhấn mạnh các vaccine có hiệu lực bảo vệ khác nhau, không có vaccine nào có hiệu lực bảo vệ 100%. Do đó, dù tiêm vaccine nhưng vẫn cần áp dụng tốt các biện pháp dự phòng bệnh. Người tiêm vaccine có thể có miễn dịch nhưng virus biến thể thì có thể vaccine không có tác dụng. |
TRẦN MINH
Hải Phòng thông tin về 02 ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 tại Úc