Khi Luật sư song hành cùng báo chí

(LSVN) - Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/2022 đang đến gần, bao ký ức chợt ùa về hiện rõ những vụ việc Luật sư song hành cùng báo chí trong hành trình gian khó bảo vệ công lý và lẽ phải, cả trong vụ án hình sự, kinh doanh thương mại cũng như trong nhiều lĩnh vực tố tụng và tư vấn pháp luật khác.

Luật gia đòi thân chủ hơn 100 tỉ đồng tiền hứa thưởng: Có phù hợp với quy định của pháp luật?

(LSVN) - Khi giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc hứa thưởng, cần xem xét thỏa thuận hứa thưởng của các bên để xác định các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Không thể áp dụng các quy định về hứa thưởng tại mục 13 từ Điều 590 đến Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2005 (nay là Điều 570 đến Điều 572 Bộ luật Dân sự năm 2015) mà phải áp dụng các quy định về hợp đồng để giải quyết.

Cần sớm xây dựng cơ chế về Luật sư công

(LSVN) - Trước giờ chúng ta đã nghe về Luật sư công nhưng thực tế nước ta vẫn chưa có cơ chế, chính sách về vấn đề này. Nay, với chỉ đạo của Thủ tướng tại buổi làm việc với Liên đoàn Luật sư Việt Nam, hy vọng chúng ta sớm có cơ chế để Luật sư tham gia hoạt động bảo vệ lợi ích công, giúp nhà nước đàm phán, tranh tụng, cả trong nước và quốc tế.

Phòng, chống bạo lực gia đình: Cần nâng cao vai trò của các tổ chức

(LSVN) - Hiện nay, tình trạng người bị bạo hành thường chọn cách hành xử là im lặng, chịu đựng. Đây là một ứng xử lệch lạc, làm cho tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng. Khi người nào là nạn nhân của bạo lực gia đình mà hiểu được đúng về pháp luật thì có thể giãi bày tâm sự, lắng nghe những chia sẻ, dồn nén và cơ hội được giải tỏa bản thân. Để xóa bỏ tình trạng này, theo tác giả cần nâng cao vai trò của giáo dục trong cộng đồng, trong đó tuyên truyền pháp luật luôn gắn với công tác phòng ngừa. Đây cũng là định hướng các hội viên  giúp cộng đồng và các bên liên quan hiểu rõ về những nguy cơ, nguyên nhân có thể dẫn đến hành vi bạo lực gia đình, hình thành cho cá nhân những khái niệm về bạo lực, hình thức, hậu quả, quy định pháp luật là gì từ đó giúp cho cộng đồng có những hiểu biết đúng đắn về hành vi bạo lực gia đình và cách phòng ngừa, ngăn chặn.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn nhiều vấn đề cần khắc phục

(LSVN) - Việt Nam là quốc gia đang có tốc độ phát triển nhanh và hội nhập ngày càng sâu rộng về mọi mặt của đời sống. Luật pháp luôn phản ánh, điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội và có tính lạc hậu hơn sự phát triển của xã hội. Để luật pháp phát huy hiệu quả, được thực thi trong cuộc sống, điều chỉnh tốt các mối quan hệ xã hội thì mỗi người dân phải hiểu và tự giác chấp hành. Do vậy, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đóng vai trò cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân trong xã hội. Điều này là cần thiết cho việc hình thành và phát huy ý thức pháp luật, tình cảm pháp luật, niềm tin pháp luật ở mỗi con người, góp phần vào việc thiết lập trật tự pháp luật và văn hóa pháp luật trong đời sống xã hội.

Thực tiễn hoạt động bào chữa của Luật sư trong tố tụng hình sự

(LSVN) - Quyền được bào chữa là quyền của mỗi cá nhân, người bị buộc tội có quyền yêu cầu có người bào chữa, cũng có quyền thay đổi hoặc từ chối sự tham gia của người bào chữa. Đây là yêu cầu đầu tiên liên quan tới sự xuất hiện của người bào chữa trong quá trình tố tụng hình sự, cũng là việc các cá nhân tự bảo đảm quyền con người của chính mình.