Bàn về hình phạt tiền và các hình phạt, biện pháp phạt khác liên quan

(LSVN) - Hình phạt tiền là một loại hình phạt trong hệ thống hình phạt được quy định với tính chất vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung. Do vậy, hình phạt này có nhiều điểm tương đồng với các biện pháp cưỡng chế hình sự khác, nhất là những biện pháp trách nhiệm pháp lý, những hình phạt và biện pháp tư pháp có những nội dung giống hình phạt tiền. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có sự khác biệt, đòi hỏi phải làm rõ, để hiểu và áp dụng đúng đắn trên thực tế.

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự, so sánh với pháp luật Đức và Liên Bang Nga, đề xuất và kiến nghị hoàn thiện

(LSVN) - Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một vấn đề rất quan trọng trong luật Hình sự, nó giúp xác định được ai là người có năng lực trách nhiệm hình sự (một phần hoặc đầy đủ) để khi họ thực hiện hành vi bị coi là tội phạm, sẽ có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ. Pháp luật Đức và Liên bang Nga cũng có một số điểm tương đồng, bên cạnh đó cũng có sự khác biệt về tuổi chịu trách nhiệm hình sự so với Việt Nam nên cần so sánh, đánh giá để kiến nghị hoàn thiện trong BLHS Việt Nam.

Bất cập và kiến nghị về thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Tòa án

(LSVN) - Thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSĐ) hiện nay của Tòa án được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc thủ tục tố tụng hành chính tùy vào việc ban đầu Tòa án thụ lý vụ án là vụ án dân sự hay vụ án hành chính. Như vậy, cả Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 và Luật Tố tụng hành chính (LTTHC) 2015 đều có quy định về thẩm quyền hủy Giấy CNQSDĐ của Tòa án. Chính điều này đã tạo ra những vướng mắc trong thực tiễn xét xử yêu cầu hủy Giấy CNQSDĐ tại Tòa án. Cụ thể như vướng mắc về việc việc xác định thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án cấp nào? Tòa án có tự mình xem xét hủy không? Có áp dụng thời hiệu khởi kiện khi xem xét hủy Giấy CNQSDĐ không?

Bàn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp 'NDA'

(LSVN) - Trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến sự đổi mới và quy hoạch chiến lược, việc bảo vệ bí mật công nghệ, kinh doanh và kiểm soát cạnh tranh trở nên cực kỳ quan trọng. Các Thỏa thuận Bảo mật thông tin và không cạnh tranh (“Thỏa thuận”, “NDA”), ký kết giữa doanh nghiệp và người lao động đã trở thành công cụ hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn thông tin, xây dựng văn hóa cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, thời điểm NDA “du nhập” vào Việt Nam, vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với Thỏa thuận này. Vì vậy, sự ra đời của NDA đồng thời cũng gây nhiều tranh cãi dưới góc độ pháp lý. Trong số đó, vấn đề nhận diện bản chất Thỏa thuận được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động (“BLLĐ”) hay Bộ luật Dân sự (“BLDS”), làm tiền đề xác định Tòa án hay Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh, luôn thu hút nhiều sự quan tâm trong dư luận xã hội.

Những bất cập trong quy định về tội 'Mua bán người', tội 'Mua bán người dưới 16 tuổi' và kiến nghị hoàn thiện

(LSVN) - Đối với công tác phòng chống tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em, các cơ quan Nhà nước tại Việt Nam đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh. Trong đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi tắt là Bộ luật Hình sự năm 2015) đã tạo dựng một khung pháp lý vững chắc, trở thành một công cụ hữu hiệu trong đấu tranh với tội phạm mua bán người. Sau nhiều năm áp dụng Bộ luật hình sự năm 2015, tội phạm buôn bán người đã có sự biến đổi trong tình hình mới khiến các quy định pháp luật bộc lộ những bất cập, gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Nhằm góp sức vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán người tại Việt Nam, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu và chỉ ra những bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự về tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những bất cập trong quy định của bộ luật hình sự về loại tội phạm này.

Một số ý kiến về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” 

(LSVN) - Trong thời gian vừa qua, kinh tế Việt Nam đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Hệ quả mà nền kinh tế để lại phát sinh nhiều tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội. Cụ thể, tình trạng tội phạm lợi dụng giao dịch dân sự để cho vay tiền rất phức tạp và số lượng ngày càng gia tăng. Thủ đoạn phạm tội ngày càng phức tạp, gây hoang mang trong dư luận, gây mất ổn định an ninh trật tự, kìm hãm sự phát triển kinh tế.