Một số bất cập và kiến nghị đối với nguyên tắc tiến hành tố tụng của người dưới 18 tuổi

(LSVN) - Việt Nam là một quốc gia luôn quan tâm và bảo vệ quyền trẻ em, trong đó đặc biệt là trẻ chưa thành niên vi phạm pháp luật. Chính vì thế Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định thành một chương riêng để đảm bảo thủ tục tố tụng được phù hợp với lứa tuổi này. Đây là một bước phát triển lớn của pháp luật nước ta và qua thực tế thi hành cho thấy đã phát huy được hiệu lực, hiệu quả rất lớn trong việc xử lý tội phạm là người chưa thành niên. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội thì những điều luật dần trở nên không phù hợp và cần có sự thay đổi để thích hợp với hoàn cảnh xã hội trong tình hình mới. Vì vậy, bài viết này đưa ra những đánh giá, sửa đổi để hoàn thiện hơn nữa về những nguyên tắc đó.

Kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động trong doanh nghiệp

(LSVN) - Hòa giải lao động tại Việt Nam có nguồn gốc từ việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu xung đột lao động trong các doanh nghiệp nhà nước từ thập kỷ 1980. Tuy nhiên, quá trình phát triển chính thức của hòa giải lao động tại Việt Nam chỉ bắt đầu từ khi Luật Lao động năm 1994 được thông qua, đánh dấu sự chuyển từ một hệ thống quản lý lao động trước đây dựa trên quyền quản lý tuyệt đối của nhà nước sang một hệ thống pháp luật lao động nhằm đảm bảo quyền lợi và nguyên tắc công bằng cho người lao động. Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải tiếp tục được các văn bản luật về lao động kế thừa.

Hoạt động sửa chữa, bổ sung bản ản hình sự sau khi ban hành của Tòa án

(LSVN) - Bản án nói chung, bản án hình sự nói riêng là văn bản tố tụng do Tòa án nhân dân Nhà nước ban hành. Đây là văn bản đặc biệt quan trọng xác định trách nhiệm pháp lý của bị cáo với Nhà nước cụ thể hóa bằng hình phạt, trách nhiệm của bị cáo với bị hại và những thành phần khác cụ thể hóa bằng mức bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, bản án có hiệu lực đòi hỏi phải được thi hành, nên nội dung bản án phải bảo đảm tuyệt đối chính xác, rõ ràng, đầy đủ. Việc cho phép sửa chữa, bổ sung bản án là phù hợp, nhưng cũng đòi hỏi phải quy định chặt chẽ, tránh tùy tiện, ảnh hưởng đến bị cáo, chất lượng thi hành án. Tuy nhiên, quy định này hiện nay vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu.

Nguyên tắc suy đoán vô tội trong các giai đoạn của tố tụng hình sự và đánh giá pháp luật

(LSVN) - Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá, đánh dấu sự mở đầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn này, nội dung và tinh thần của nguyên tắc suy đoán vô tội chưa được thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, thông qua một số hoạt động của cơ quan tố tụng có thể thấy được sự căn nhắc kĩ lưỡng, kiểm soát chặt chẽ các căn cứ xem có dấu hiệu phạm tội hay không trước khi ra quyết định khởi tố.

Bàn về việc áp dụng biện pháp dẫn giải đối với trường hợp bị hại từ chối giám định

(LSVN) - Trong những năm trở lại đây, hành vi cố ý xâm phạm đến sức khoẻ của người khác dưới các thương tích cụ thể có chiều hướng gia tăng về số lượng với tính chất, mức độ, diễn biến phức tạp. Song, việc điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này vẫn tồn tại những khó khăn, vướng mắc, nhất là việc áp dụng biện pháp dẫn giải đối với người bị hại khi họ từ chối giám định.

Bất cập khó khăn và kiến nghị đề xuất đối với tội 'Nhận hối lộ'

(LSVN) - Theo ý kiến cá nhân tác giả, thiết nghĩ nên đổi tên tội danh "Nhận hối lộ" thành tội "Nhận lợi ích bất chính". Lợi ích bất chính là danh từ chung nhất để diễn đạt tất cả những lợi ích có được do việc vi phạm những chuẩn mực, nguyên tắc nhất định. Tất cả những lợi ích chung đó gồm cả những lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất. “Lợi ích bất chính” sẽ diễn tả rộng và sâu hơn “Hối lộ”.