/ Góc nhìn
/ Động cơ gây án

Động cơ gây án

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Trong một vụ án hình sự, không chỉ cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng mà cả dư luận xã hội cũng đều quan tâm đến câu hỏi: Động cơ gây án là gì? Biết chính xác động cơ gây án có thể trở thành tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ cho kẻ gây án, có thể nhận được sự tha thứ nhất định hoặc lên án quyết liệt từ phía dư luận xã hội.

Ảnh minh họa.

Động cơ gây án trong các vụ giết người, hiếp dâm, trộm cắp, cố ý gây thương tích,... không khó để tìm ra động cơ gây án, tuy nhiên, ở các vụ án có liên quan đến tội phạm về chức vụ thì thường là động cơ nào để họ thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật thì lại khá mơ hồ.

Hiện tại, các vụ án đình đám đang được đưa ra xét xử. Vụ án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (giai đoạn 1) được đưa ra xét xử với 36 bị cáo, có cả người nước ngoài, bị cáo buộc gây thất thoát gần 500 tỉ đồng. Vụ bà cựu Giám đốc Sở Y tế Sơn La cùng các cộng sự thực hiện “thông thầu” nâng giá mua sắm thiết bị y tế gây thiệt hại 5 tỉ đồng. Vụ cựu Chủ tịch TP. Trà Vinh cùng thuộc cấp trong lĩnh vực quản lý đất đai hơn 69 tỉ đồng (đã hoãn vì một Luật sư dương tính với Covid-19).

Các vụ án này đều được sự quan tâm của dư luận cũng như truyền thông bởi các bị cáo đều là cán bộ nhà nước, giữ những chức vụ trọng yếu trong cơ quan, vị thế đáng được coi trọng trong xã hội, đời sống vật chất dư dả, sở hữu tài sản đáng giá. Vậy sao họ lại phạm tội, động cơ phạm tội đó là gì?

Ở một diễn biến khác, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử tố tụng Việt Nam, ông trùm cờ bạc Phan Sào Nam được giảm án, ra tù trước thời hạn nhưng bị Viện Kiểm sát kháng nghị, Tòa Cấp cao ra phán quyết bị cáo phải trở lại nhà tù. Những cán bộ có chức quyền tại Tòa án tỉnh Quảng Ninh đã phải nhận các hình thức kỷ luật tương xứng với hành vi do mình gây ra. Tại sao biết rõ những quy định của pháp luật trong lĩnh vực được giao quản lý mà họ vẫn thực hiện các hành vi vi phạm gây bất bình trong dư luận và xâm hại đến tính nghiêm minh pháp luật. Vậy, động cơ để làm việc này của họ là gì?

Có khá nhiều vụ án liên quan đến tội phạm chức vụ bị cáo buộc các tội danh như cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí,... hoặc các hành vi “bảo kê” của cán bộ nhà nước trong các lĩnh vực giao thông, kinh doanh có điều kiện, quản lý thị trường,... được đưa ra xét xử và phải chịu những hình phạt thích đáng của pháp luật. Động cơ nào thúc đẩy các hành vi phạm tội đó? Câu trả lời chính xác nhưng không bao giờ được thể hiện một cách rõ ràng, trực diện, đó là “tiền”!

Đồng tiền làm tha hóa nhân cách con người – rất đúng trong những trường hợp này!  

NHỊ NGỌC

Hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP

Lê Minh Hoàng