Ảnh minh họa.
Liên quan đến vấn đề này, theo Bộ Công an, trường hợp người vay có hành vi đe dọa, tấn công nhằm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của chủ nợ thì tùy thuộc vào hành vi nguy hiểm và hậu quả đã xảy ra, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), như: Điều 123 (tội "Giết người"); Điều 133 (tội "Đe dọa giết người"); Điều 134 (tội "Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác"); Điều 168 (tội "Cướp tài sản"); Điều 170 (tội "Cưỡng đoạt tài sản").
Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ.
Điều 463, 465, 466, 467, 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rất cụ thể về hợp đồng vay tài sản; lãi suất trong hợp đồng vay tài sản; nghĩa vụ của bên cho vay và bên vay; về việc sử dụng tài sản để điều chỉnh đối với hoạt động vay tài sản trong giao dịch dân sự.
Theo đó, người cho vay sẽ được pháp luật bảo vệ trong trường hợp thực hiện đúng quy định tại Bộ luật Dân sự với mức lãi suất do các bên tự thỏa thuận và không vượt quá 20%/năm của khoản vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn theo quy định của Bộ luật Dân sự thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp người vay không chịu trả số tiền đã vay thì người cho vay có thể khởi kiện ra Tóa án nhân dân nơi xảy ra hoạt động cho vay hoặc gửi đơn tố giác đến cơ quan điều tra nếu xác định có dấu hiệu của tội phạm.
PV
Cảnh báo một số trang web, fanpage giả mạo cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo