/ Nhịp cầu doanh nghiệp
/ Nỗ lực phục hồi sản xuất trong dịch Covid-19 của ngành Dệt may Việt Nam.

Nỗ lực phục hồi sản xuất trong dịch Covid-19 của ngành Dệt may Việt Nam.

05/01/2021 18:01 |

LSVNO - Trong 2 tháng qua, lần đầu tiên xuất khẩu dệt may giảm tốc do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong những ngày trung tuần tháng 3, do dịch bệnh đã được kiểm soát tại Trung Quốc nên nguồn vải, nguyên phụ liệu từ thị trường này bắt đầu được nhập về Việt Nam.

Theo đó, đây cũng là thời điểm để các doanh nghiệp (DN) dệt may tăng tốc sản xuất, trả các đơn hàng đã bị trì hoãn trong thời gian qua.

Nguồn cung nguyên liệu đã bình thường trở lại

Ông Cao Hữu Hiếu - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, dịch Covid-19 đã tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu (XK) của dệt may, đồng thời đây lần đầu tiên kim ngạch XK 2 tháng đầu năm của dệt may Việt Nam bị giảm.

Ngành dệt may nỗ lực vượt qua giai đoạn khó.

Cụ thể, 2 tháng đầu năm 2020, XK dệt may đạt 5,3 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý là XK sợi chỉ đạt 512 triệu USD, giảm tới 16% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm khá sâu do các nhà máy tại Trung Quốc dệt vải từ sợi nhập khẩu từ Việt Nam mở cửa chậm từ 10-15 ngày do dịch Covid-19.

Trong khi đó, bình quân các năm trước (2015-2019), lượng kim ngạch XK 2 tháng đầu năm đều tăng 10%. Cá biệt năm 2018, kim ngạch XK của dệt may Việt Nam thậm chí tăng đến 20%.

Ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt may - Thêu đan TP. Hồ Chí Minh (AGTEK) cũng cho biết, kết thúc tháng 02/2020, XK dệt may của các DN xuất khẩu dệt may TP. Hồ Chí Minh chỉ đạt 773 triệu USD, giảm 10,8% so với cùng kỳ.

Theo ông Hồng, việc XK sụt giảm mạnh được các DN phản ánh do tác động từ dịch Covid-19 khiến nguồn cung nguyên liệu gián đoạn, nhiều DN không đủ nguyên liệu sản xuất và kịp giao hàng cho đối tác. Các DN cũng dự báo các tháng tới có thể việc XK sẽ còn giảm hơn vì nhiều DN vẫn chưa thể tìm được nguồn cung nguyên liệu mới phù hợp (nếu có thì giá thành đội lên tới 15% so với hiện tại) và cầu thị trường có thể sụt giảm do dịch bệnh vẫn tiếp tục gia tăng tại nhiều quốc gia.

Đơn cử, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát tại Hàn Quốc,Mỹ và EU, các đối tác nhập khẩu tại các nước này đã giảm từ 30-50% lượng đơnhàng. Hiện thị trường EU đã có thông báo ngưng nhập hàng trong vòng 1 tháng, thịtrường Mỹ ngưng nhập hàng trong vòng 3 tuần. Với việc đóng cửa tạm thời của 3 thịtrường lớn nhất (chiếm khoảng 65% kim ngạch XK của ngành dệt may) sẽ khiến chocác DN gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của ngành sản xuất dệt may là sản xuấttheo mùa. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch sản xuất, kinh doanh củacác DN. Hiện nay các DN chỉ còn trông chờ vào thị trường Nhật Bản và ASEAN, tuynhiên các thị trường này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng kim ngạch XK củangành dệt may.

Theo Bộ Công Thương, trong 2 tháng đầu năm nay, ngành dệt chỉ tăng trưởng 8,5% (tăng thấp hơn 1,8 điểm phần trăm); ngành may chịu tác động khá lớn khi 2 tháng chỉ tăng 0,2%, trong khi cùng kỳ năm 2019 tăng 10,6%.

Trong 2 tháng qua, DN dệt may lo ngại nhất về sự đứt quãng của nguồn nguyên phụ liệu khi mà dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc làm gián đoạn giao thương biên giới Việt-Trung.

Tuy nhiên, đến nay khó khăn này đã tạm được giải quyết, nguồn nguyên phụ liệu bước đầu đã được nhập khẩu về kho của các DN.

“Đến trung tuần tháng 3, nguyên vật liệu ngành dệt may đã cung ứng trở lại tương đối đủ nên các nhà máy đã có đủ nguyên liệu cơ bản cho sản xuất trong tháng 3 và tháng 4. Như tại Công ty May 10 và một số đơn vị trực thuộc tập đoàn, nguyên phụ liệu hiện nay về tương đối ổn. Khi nguồn cung về nguyên phụ liệu ổn định, các đơn vị dệt may đang phải tính câu chuyện gia tăng sản xuất, đẩy đầu ra lên. Bởi, trước đó, ảnh hưởng của dịch Covid-19, các DN đã phải đàm phán với phía đối tác, giãn các đơn hàng thì nay phải tính toán tăng tốc để bù đắp lại”, ông Hiếu nói.

Về các đơn hàng trong thời gian tới, ông Hiếu cho hay, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, do vậy, đơn hàng cho những tháng tới rất khó nói. Trong năm 2019 và 2020, DN dệt may đối diện nhiều khó khăn đến từ nhà nhập khẩu, đặc biệt là sức ép làm giá. Đơn hàng có nhưng vấn đề giá cả như thế nào.

Hiện nay, các nước như Bangladesh, Srilanka được đánh giá là các nước có thu nhập cho người lao động dệt may thấp hơn Việt Nam. Đây cũng là một thách thức lớn đối với ngành dệt may hiện nay.

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn

Để DN vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay, mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Chỉ thị với những giải pháp cấp bách, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, xã hội.

Cụ thể, Chính phủ sẽ tung gói tín dụng 250.000 tỷ đồng, gói tài khóa 30.000 tỷ và hàng loạt biện pháp khác để giúp DN vượt qua Covid-19.

Cán bộ, công nhân viên được kiểm tra sứ khỏe hàng ngày.

Về vấn đề này, ông Phạm Xuân Hồng cho hay, kể từ khi Chính phủ cùng các Bộ ngành vào cuộc quyết liệt, đưa ra những chính sách kịp thời để gỡ khó cho DN trong bối cảnh dệt may bị cạn kiệt nguồn cung, thiếu vốn sản xuất đã phần nào giúp DN vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Theo đó, về vốn nhiều DN dệt may thuộc Agtek đã được các Ngân hàng thương mại rà soát, đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới hoạt động và đưa ra chính sách linh hoạt, cụ thể theo từng DN. Mức giảm lãi suất cho vay dao động từ 0,5 – 1,5%/năm. Việc giảm lãi suất giúp dòng vốn của DN được lưu thông thông suốt, hỗ trợ DN kịp thời trong vấn đề tiếp cận nguồn nguyên liệu mới ngoài Trung Quốc.

“Đối với vấn đề giảm thuế và bảo hiểm xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Lao động động - Thương Binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã đưa ra những chỉ đạo tới các địa phương để rà soát, khoanh vùng, đánh giá tác động của dịch bệnh tới những DN bị ảnh hưởng trực tiếp. Điều này khiến DN phần nào yên tâm hơn trong sản xuất. Đối với XK, các DN cũng được Bộ Công thương tích cực hỗ trợ xúc tiến thương mại tìm kiếm và mở rộng thị trường mới cũng như tiếp cận các thị trường mà Việt Nam đã có Hiệp định thương mại tự do”, ông Hồng nhấn mạnh.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Hiếu cho hay, một trong những vấn đề DN dệt may mong muốn tháo gỡ là chuyện giờ làm thêm của người lao động. Để phục vụ “chiến dịch” khẩu trang, nhiều đơn vị của Vinatex phải làm thêm nhiều giờ, thậm chí làm cả thứ Bảy, Chủ nhật. Theo đúng quy định, số giờ làm thêm trong năm của người lao động chắc chắn bị vượt, kiến nghị có cách tính toán hợp lý để không ảnh hưởng tới tiến độ XK của DN dệt may. Ngoài ra, DN dệt may cũng rất cần ưu đãi thuế, hỗ trợ về nguồn vốn, có chế tài riêng cho ngành dệt may thuận lợi tiếp cận vốn đầu tư, vốn ngắn hạn, dài hạn của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Từ góc độ DN, ông Trần Việt - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân cho biết, sản phẩm của Dệt kim Đông Xuân có 90% là XK đi Nhật Bản. Khi DN tham gia sản xuất khẩu trang, Đông Xuân đã thông báo với Vinatex và Tập đoàn đã phải có công văn gửi khách hàng Nhật Bản để xin giãn giao hàng, dành năng lực sản xuất khẩu trang. Để vừa đáp ứng đơn hàng XK ở mức nhất định, vừa đảm bảo tham gia sản xuất khẩu trang phục vụ thị trường nội địa, người lao động của Đông Xuân đã phải nỗ lực rất nhiều, làm song song. Do vậy, ông  Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã kiến nghị Bộ Công thương làm việc với Bộ LĐTB&XH về vấn đề làm thêm giờ, để tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho DN trong lúc cả nước chung tay phòng chống dịch.

“Khi DN tập trung vào sản xuất khẩu trang, đúng vào mùa sảnxuất XK, công nhân phải làm thêm giờ. DN rất lo ngại về việc làm thêm giờ,không làm thêm giờ thì không kịp tiến độ giao hàng, mà làm thêm giờ thì DN sợ bịphạt. Vì vậy, điều này cần phải được tạo điều kiện trong lúc phòng chống dịch,”ông Cẩm nói.                

Nguyễn Sơn