(LSO) - Chiều ngày 19/6, tại phiên bế mạc, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp 9, quyết định chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 01/7/2020.
Theo đó, giải trình về nội dung này, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, quá trình thảo luận, một số ý kiến đề nghị việc chưa điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2020 chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang; thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng kể từ 01/7/2020 theo lộ trình.
Có ý kiến đề nghị quy định rõ thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 01/01/2021. Căn cứ tình hình thực tế, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở vào ngày 31/12/2020 hoặc trước ngày 01/01/2021.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để khắc phục tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến cân đối ngân sách nhà nước, việc chưa điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2020 là cần thiết, thể hiện sự đồng lòng cùng chia sẻ khó khăn với Nhà nước.
Sau khi cân nhắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghịQuốc hội cho phép chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ,công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020. Đồng thời,giao Chính phủ, căn cứ tình hình thực tế để chủ động báo cáo Ủy ban Thường vụQuốc hội về thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở.
Như vậy mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, lựclượng vũ trang và lương hưu vẫn giữ nguyên ở mức 1,49 triệu đồng/tháng như năm2019.
Cắtgiảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước
Theo đó, Quốc hội đồng ý bổ sung dự toán chi ngânsách nhà nước năm 2020 để bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Việt Nam (Agribank) từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sáchtrung ương năm 2019 tương ứng với số lợi nhuận sau thuế thực nộp ngân sách nhànước năm 2020 của Agribank, không vượt quá 3.500 tỷ đồng.
Quốc hội cũng giao Chính phủ thực hiện các giải phápchống thất thu, tiết giảm chi ngân sách nhà nước, cắt giảm tối thiểu 70% kinhphí hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan Trungương và địa phương.
Việc cắt giảm này không bao gồm Bộ Quốc phòng, BộCông an, Bộ Y tế; kinh phí thực hiện năm Chủ tịch ASEAN, năm Chủ tịch AIPA vàcác hoạt động ngoại giao quốc gia khác của Bộ Ngoại giao.
Ngoài ra, Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ phải tiếtkiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020.
Khôngtriển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước
Quốc hội giao Chính phủ rút kinh nghiệm quá trình xã hội hóa việc biên soạn, phát hành sách giáo khoa (SGK) lớp 1; tiếp tục chỉ đạo việc biên soạn, thẩm định SGK từ lớp 2 đến lớp 12 bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình quy định; hoàn thiện quy trình, chính sách biên soạn SGK phổ thông.
Khi thực hiện biên soạn SGK theo phương thức xã hộihóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất 1 bộ SGK được thẩm định, phêduyệt theo quy định của Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 thì không triển khai biênsoạn SGK sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó. Bảo đảm giá SGK phù hợp vớiđiều kiện kinh tế - xã hội, thu nhập của người dân.
Tại kỳ họp 9, Quốc hội đã thông qua 10 luật, 21 nghịquyết, trong đó có Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Thanhniên; Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtGiám định tư pháp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội,Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA…
Đồng thời, cho ý kiến 6 dự án khác như Luật Thỏa thuận quốc tế; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Luật Cư trú (sửa đổi); Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính….
LÂM HOÀNG (t/h)