/ Tư vấn
/ Quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động khi phải cách ly, ngừng việc vì dịch Covid-19

Quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động khi phải cách ly, ngừng việc vì dịch Covid-19

05/01/2021 18:01 |

(LSO) - Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều người đã phải cách ly, tạm ngừng việc để phòng tránh dịch bệnh bùng phát, lây lan. Vậy, quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động trong trường hợp này được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, công tác phòng, chống dịch bệnh được chú trọng và thực hiện nghiêm túc trên cả nước. Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng; người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.

Các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở; tăng cường tổ chức họp trực tuyến. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở.

Pháp luật quy định cụ thể về quyền lợi khi tạm nghỉ việc vì dịch bệnh.

Hai bên tự thỏa thuận

Nghiêm túc thực hiện chỉ thị nêu trên, rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp đã cho nhân viên, người lao động của mình dừng làm việc. Từ đó đặt ra vấn đề được mọi người quan tâm đó là chế độ lương, thưởng, phụ cấp và quyền lợi của người lao động trong thời gian này được xác định như thế nào?

Theo Luật sư Hoàng Tùng, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết:

Thứ nhất, theo khoản 5, Điều 32, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định, người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) có thể thỏa thuận để NLĐ tạm nghỉ việc không hưởng lương do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Nếu NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận được điều này sẽ là lợi thế đểkhi dịch kết thúc, NLĐ sẽ có thể quay trở lại làm việc ngay.

Bên cạnh đó, Điều 98 Bộ luật Lao động 2012 cũng quy định: Đối với trường hợp ngừng việc vì nguyên nhân khách quan như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Nghị định số 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động làm việc theo hợp đồng lao động, khoản 1 Điều 3 quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Thứ hai, đối với tình trạng dịch bệnh có thể kéo dài như hiện nay và chưa xác định được thời gian nghỉ dịch là bao lâu. Giữa NLĐ và NSDLĐ hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau về tạm hoãn thực hiện hợp đồng, và thỏa thuận việc trong khoảng thời gian tạm hoãn sẽ không tiến hành trả lương.

Thứ ba, đối với những trường hợp có yêu cầu điều trị do dương tính với Covid-19 hoặc yêu cầu cách ly 14 ngày. NLĐ trong trường hợp này sẽ được hưởng quyền lợi về chế độ ốm đau (nếu đủ điều kiện) theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động.

Trả phí cho người đóng bảo hiểm

Liên quan đến trách nhiệm chi trả của Bảo hiểm xã hội ViệtNam (BHXH Việt Nam), cơ quan này cho hay, Covid-19 được bổ sung vào danh mụccác bệnh truyền nhiễm nhóm A. Do đó, việc phòng, chống bệnh dịch này được thựchiện theo quy định với bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm và những người mắcbệnh dịch được khám và điều trị miễn phí.

Theo đó, Quỹ BHYT (do BHXH Việt Nam trực tiếp quản lý) thanhtoán chi phí cho những người có thẻ BHYT đi khám khi có triệu chứng nghi ngờnhư sốt, ho, khó thở và xét nghiệm chẩn đoán bệnh trong trường hợp âm tính vớivirus SARS-CoV-2. Nếu có kết quả dương tính và cần điều trị tiếp, toàn bộ chiphí điều trị và xét nghiệm do ngân sách nhà nước chi trả.

Đối với người phải áp dụng biện pháp cách ly y tế mà mắc phảicác bệnh khác, BHXH Việt Nam cho biết, nếu người đó có thẻ BHYT sẽ được quỹBHYT thanh toán chi phí điều trị các bệnh khác.

Người không có thẻ BHYT thì phải tự thanh toán chi phí điềutrị bệnh khác.

Trường hợp người bệnh tự đi khám chữa bệnh được kết luậnkhông phải áp dụng biện pháp cách ly y tế, nếu người đó có thẻ BHYT được quỹBHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật vềBHYT. Người không có thẻ BHYT phải tự thanh toán chi phí.

Đối với người đang tham gia BHXH nghỉ việc để điều trị Covid-19,có giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở khám chữa bệnhcó thẩm quyền cấp thì được hưởng chế độ ốm đau theo quy định.

Về chế độ BHXH đối với người phải cách ly, không bị nhiễm Covid-19,BHXH Việt Nam cho hay, thời gian nghỉ việc để thực hiện cách ly y tế phòng dịchkhông phải là trường hợp ốm đau, do vậy không được hưởng chế độ ốm đau. HiệnBHXH Việt Nam đang xin ý kiến Bộ LĐ-TB&XH về nội dung này, trường hợp có hướngdẫn khác thì BHXH Việt Nam sẽ thực hiện.

Theo tổng đài tư vấn của các công ty bảo hiểm nhân thọ,ngoài chi phí chữa Covid-19 được Nhà nước đảm bảo, các công ty bảo hiểm nhân thọsẽ chi trả thêm, độc lập cho người mua bảo hiểm theo hợp đồng.

Cụ thể, Bảo hiểm Bảo Việt cam kết giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng mắc Covid-19.

Về hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản pháp luật có quy định, cụ thể:
Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng:
– Tối đa 30 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
– Tối đa 40 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
– Tối đa 60 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
Với ngành nghề nặng nhọc, độc hại được thêm 10 ngày/năm so với điều kiện bình thường.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Theo Luật sư Nguyễn Duy Bình, Đoàn Luật sư TP. HCM, việc NLĐ bị cách ly do nghi nhiễm hoặc nhiễm Covid-19 là một sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Việc xảy ra dịch bệnh là sự kiện khách quan, sự kiện bất khảkháng nên việc cách ly phòng chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền là tình huống bất khả kháng. Chính vì vậy, thiệt hại xảy ra do ápdụng biện pháp cách ly, phía áp dụng biện pháp cách ly không chịu trách nhiệm bồithường.

Theo đó, trong trường hợp này NLĐ không có lỗi. Căn cứ khoản 2, Điều 130, Bộ luật Lao động năm 2012, NLĐ tạm ngừng thực hiện công việc theo hợp đồng lao động do bị cách ly dịch bệnh, nếu gây thiệt hại thì không phải bồi thường.

Căn cứ khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015: 
“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
Căn cứ khoản 2, Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, như sau:
“ 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.

Đối với NSDLĐ, căn cứ khoản 2, Điều 12, Nghị định05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung Bộ luật Lao động 2012 thì dịchbệnh được xem như một trường hợp bất khả kháng và NSDLĐ được quyền đơn phươngchấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 36, Bộ luậtLao động 2012.

Theo đó, NSDLĐ được quyền chấm dứt hợp đồng lao động nếu do bất khả kháng  mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc. Tuy nhiên, NSDLĐ phải báo cho NLĐ biết trước ít nhất 45 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, 30 ngày làm việc với hợp đồng xác định thời hạn, 03 ngày làm việc đối với trường hợp hợp đồng lao động mùa vụ hoặc trường hợp theo điểm b, khoản 1, Điều 38, Bộ luật Lao động 2012. NLĐ được chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại khoản 1, Điều 48, Bộ Luật này.

Đồng thời, thời gian cách ly đối với những NLĐ chưa nghỉ hết ngày phép thì ngày bị cách ly sẽ tính vào thời gian nghỉ phép. Đối với những NLĐ đã hết ngày phép doanh nghiệp sẽ làm hồ sơ để xin hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do nghỉ ốm.

Lê Hoàng

/thu-tuong-chi-thi-cach-ly-toan-xa-hoi-tu-0-gio-1-4-tren-pham-vi-toan-quoc.html