Ảnh minh họa.
Theo đó, dự thảo Thông tư sửa đổi Điều 13 về tiêu chuẩn cụ thể đối với giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức.
Trong đó, giảng viên cao cấp phải có bằng Tiến sĩ phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy; bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, khoản 1, Điều 34, Nghị định số 101/2017/NĐ-CP và có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu.
Giảng viên chính phải có bằng Thạc sĩ trở lên phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy và bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, khoản 1, Điều 34, Nghị định số 101/2017/NĐ-CP và có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu.
Giảng viên phải có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy, bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, khoản 1, Điều 34, Nghị định số 101/2017/NĐ-CP và có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng sửa đổi Điều 3 thực hiện bồi dưỡng, kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức và theo nhu cầu bản thân.
Các chương trình bồi dưỡng theo quy định tại khoản 5, sửa đổi Điều 17 (trong khoản 4, Điều 1, Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021) được tính vào việc thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm bắt buộc tối thiểu 1 tuần/năm của cán bộ, công chức, viên chức.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương kiểm tra, đánh giá nội dung chương trình, tài liệu; kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành; công tác quản lý và tổ chức thực hiện các khóa bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm đảm bảo đúng thẩm quyền.
MINH VŨ
Đề xuất quy định về kiểm tra hoạt động điện lực, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện