(LSVN) - Một trong yêu cầu cấp thiết của quản lý Luật sư và hành nghề Luật sư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế. Trong điều kiện tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, việc nghiên cứu và đề xuất định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Bài viết bàn về khái niệm, đặc điểm, các yêu cầu và định hướng hoàn thiện thể chế quản lý Luật sư và hành nghề Luật sư ở Việt Nam hiện nay.
(LSVN) - Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chế định Luật sư đang từng bước phát triển và ngày càng khẳng định vị thế, tầm quan trọng của lĩnh vực Luật sư trong đời sống xã hội. Chính vì thế, Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư đang không ngừng tăng lên về số lượng lẫn chất lượng. Đến nay, cả nước đã có khoảng hơn 17.000 Luật sư. Cách ứng xử giữa các Luật sư trong quan hệ hành nghề Luật sư là một yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ các hành vi đó thể hiện tính chuyên nghiệp, tính chất lượng về dịch vụ pháp lý cũng như sự đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho khách hàng.
(LSVN) - Thiên chức của Luật sư là đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức là cái gốc, nó ra đời, gắn liền với sự phát triển của lịch sử loài người. Từ cổ chí kim, biết bao nhiêu học giả luận bàn về đạo đức, xây dựng nên học thuyết. Từ đó định ra những chuẩn mực của hành vi ứng xử, làm thước đo để đánh giá con người. Chức năng xã hội của Luật sư xuất phát từ nền tảng đạo đức nghề nghiệp, được hình thành từ những nét đặc trưng thông qua hành vi ứng xử của Luật sư trong hành nghề. Đây là phẩm chất riêng biệt về nghề nghiệp của mỗi Luật sư. Bởi vậy, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam được Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành là những thước đo phẩm chất, đạo đức của Luật sư trong quá trình thực hiện chức năng xã hội của mình.