/ Tin thế giới
/ Thế giới đổ dồn ‘ánh mắt’ vào Trung Quốc

Thế giới đổ dồn ‘ánh mắt’ vào Trung Quốc

05/01/2021 18:03 |

(LSO) -Ngày 11/5, tổng số ca nhiễm trên thế giới hiện nay đã vượt người 4,1 triệu người, trong đó số ca tử vong là 283.678 ca, số ca được công bố khỏi bệnh là 1.487.454 ca.   

Tìnhbáo Mỹ, Anh xem xét giả thuyết phòng thí nghiệm Vũ Hán gặp sự cố

Viện Virus học Vũ Hán ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: WIV.

Các cơ quan tình báo hai nước đang nghiên cứu mộtbáo cáo 24 trang do Đơn vị Kiểm chứng Tin tức NBC có trụ sở ở London, Anh thuthập được, cho thấy không có bất kỳ hoạt động nào của điện thoại di động trongkhu an ninh cao của Viện Virus học Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc trong khoảngthời gian từ 7/10 đến 24/10 năm ngoái.

Trước đó, điện thoại di động thường xuyên được sử dụngở khu vực này. Báo cáo của cơ quan phân tích độc lập này cho rằng đây có thể làdấu hiệu cho thấy đã xảy ra một "sự cố nguy hiểm" buộc phòng thí nghiệmnày dừng hoạt động trong khoảng thời gian từ 6/10 đến 11/10/2019.

Phân tích dữ liệu điện thoại di động từ khu vực xungquanh Viện Virus học Vũ Hán cũng cho thấy các rào chắn đã được dựng lên trêncác con đường gần cơ sở này trong khoảng thời gian từ 14/10 đến 19/10/2019.

Ngoài các cơ quan tình báo Mỹ, Anh, báo cáo cũngđang được Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ xem xét.

Tuy nhiên, các chuyên gia độc lập kêu gọi thận trọngvới những nhận định trong tài liệu trên, bởi tác giả báo cáo không cung cấpthêm được bằng chứng trực tiếp nào ngoài dữ liệu về sóng điện thoại.

Phân tích này dường như cũng chỉ dựa trên một phầnnhỏ số điện thoại di động được sử dụng tại một cơ sở có 200-300 nhân viên. Giớichuyên gia cũng cho rằng có nhiều lý do khác nhau có thể ảnh hưởng đến tần suấtsử dụng điện thoại của nhân viên tại phòng thí nghiệm này.

Hiện chưa rõ tổ chức tư nhân nào đã thực hiện báocáo phân tích về dữ liệu điện thoại di động liên quan với Viện Virus học VũHán.

Tuy nhiên, tổ chức thực hiện báo cáo dài 24 trangcho hay thông tin này "củng cố giả thuyết Covid-19 khởi phát từ Viện Virushọc Vũ Hán" và đại dịch có thể bắt đầu sớm hơn so với những gì mọi người vẫntưởng. Ca nhiễm nCoV đầu tiên được xác nhận tại Trung Quốc là vào ngày17/11/2019.

Báo cáo này có thể là nguồn thông tin được Tổng thốngMỹ Donald Trump đề cập tới gần đây khi ông nói đã nhìn thấy bằng chứng giúp ông"có mức độ tự tin cao" vào giả thuyết Covid-19 vô tình bị phát tán từViện Virus học Vũ Hán. Ngoại trưởng Mỹ Pompeo hồi đầu tháng còn khẳng định Mỹcó "bằng chứng to lớn" rằng nCoV xuất phát từ phòng thí nghiệm VũHán.

Cách đây vài ngày, thượng nghị sĩ Cộng hoà Marco Rubio, thành viên Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, đăng Twitter rằng: "Sẽ rất thú vị nếu ai đó phân tích dữ liệu được đo từ xa và trong phạm vi phòng thí nghiệm Vũ Hán trong giai đoạn từ tháng 10-12/2019.

Nếu nó cho thấy sự sụt giảm đáng kể hoạt động so với18 tháng trước thì đó sẽ là một dấu hiệu to lớn về một sự cố tại phòng thí nghiệmVũ Hán và thời điểm nó xảy ra".

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc thông qua dự án xâydựng Viện Virus học Vũ Hán vào năm 2003 với chi phí xây dựng 44 triệu USD, cóthể chống chịu động đất mạnh 7 độ. Năm 2015, Viện chính thức đi vào hoạt động.Đây là cơ sở đầu tiên ở Trung Quốc nghiên cứu về các mầm bệnh đe dọa cuộc sốngcon người và là niềm tự hào của người dân thành phố Vũ Hán.

Một số quan chức Mỹ nói với NBC News rằng họ trướcđây đã xem xét một số báo cáo tương tự, cũng dựa trên dữ liệu sóng di động đểđưa ra nhận định rằng phòng thí nghiệm Vũ Hán từng phải đóng cửa tạm thời vì sựcố.

Các quan chức này sau đó phân tích dữ liệu mà họ thuthập được, kể cả ảnh vệ tinh, nhưng không thể khẳng định được rằng Viện Virus họcVũ Hán từng gặp sự cố phải đóng cửa, nên cho rằng giả thuyết đó là "khôngthuyết phục".

Trung Quốc cũng phủ nhận giả thuyết nCoV thoát ra từphòng thí nghiệm Vũ Hán. Phát biểu tại Bắc Kinh hôm 6/5, phát ngôn viên Bộ Ngoạigiao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định Ngoại trưởng Mỹ không thể chứng minhnCoV lọt phòng thí nghiệm Vũ Hán bởi ông "không có bất kỳ bằng chứngnào".

Khioanh tạc cơ chiến lược Mỹ răn đe Trung Quốc

Một chiếc oanh tạc cơ siêu thanh B-1 Lancer cất cánh từ căn cứ Andersen trên đảo Guam ngày 4/5/2020

Từ cuối tháng 4 đến nay, sau khi điều chuyển máy bayném bom tầm xa B-52 từ đảo Guam về lục địa Mỹ, Washington liên tục điều độngoanh tạc cơ chiến lược B-1 Lancer đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Các phi vụ của B-1 Lancer bao gồm tập trận cùng NhậtBản, bay qua eo biển Đài Loan, hoạt động ở Biển Đông… Tất cả đều ẩn chứa thôngđiệp gửi đến Trung Quốc.

B-1 nói riêng và máy bay ném bom chiến lược nóichung có 3 đặc điểm sau.

Về góc độ chính trị, đây là loại khí tài mang biểutượng sức mạnh to lớn, mà hiện tại dường như chỉ Mỹ, Nga và Trung Quốc tậptrung phát triển. Máy bay ném bom chiến lược có ưu thế về tầm hoạt động, số lượngvũ khí cực lớn mang theo.

Về góc độ hạt nhân, loại máy bay này có thể mangtheo bom và tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân. Nên dù tàu ngầm hạt nhân được pháttriển, thì máy bay ném bom chiến lược vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ chếbộ ba hạt nhân, nhất là khi nó có thể nhanh chóng tiếp cận mục tiêu.

Về khía cạnh quân sự, máy bay ném bom chiến lược nhưB-1 còn có thể mang theo tên lửa hành trình. Vì thế, loại khí tài này còn có thểxem như một kho tên lửa di động.

Vì thế, máy bay ném bom chiến lược có ý nghĩa răn đelớn. Nên khi Mỹ điều động B-1 Lancer đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để gửithông điệp đến Trung Quốc, thì đó là thông điệp của sức mạnh quân sự lẫn chínhtrị.

Bấtđịnh số phận thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung Quốc đang trongtình trạng căng thẳng xung quanh nhiều vấn đề, đại diện thương mại hai bên ngày8/5 bất ngờ có cuộc điện đàm được cho là mang lại nhiều tín hiệu tích cực.

Reuters trích thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốccông bố sau cuộc điện đàm nhấn mạnh hai bên nhất trí nên tăng cường hợp táckinh tế vĩ mô và y tế công cộng, nỗ lực tạo ra điều kiện thuận lợi để thực thithỏa thuận thương mại giai đoạn 1, đồng thời cam kết duy trì đối thoại.

Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn trên Đài Fox Newssau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại nói đang trong giai đoạn trắc trở vớiTrung Quốc, đặc biệt là về vấn đề thương mại.

Theo chủ nhân Nhà Trắng, ông đã rất cứng rắn vớiTrung Quốc và đạt được thỏa thuận tốt, theo đó nước này phải mua 250 tỉ USD sảnphẩm của Mỹ, nhưng rồi đại dịch Covid-19 xảy ra.

Tờ The New York Times dẫn nhiều số liệu cho thấyTrung Quốc còn cách rất xa sức mua như mong muốn của Mỹ theo thỏa thuận giai đoạn1. Cộng với việc nước này chỉ vừa đứng dậy từ dịch Covid-19 thì khó có khả năngđáp ứng những mục tiêu mà thỏa thuận đề ra cho đến cuối năm 2021.

Những diễn biến này bị cho là đang ngày càng làm xóimòn lòng tin của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc, đặc biệt là khi nhà lãnhđạo cho rằng Bắc Kinh “che giấu sai lầm tồi tệ” về dịch Covid-19, khiến hàng vạnngười Mỹ tử vong và hàng triệu người mất việc.

Ngày 6/5, Tổng thống Trump đe dọa sẽ hủy bỏ thỏa thuậnthương mại giai đoạn 1 nếu Trung Quốc không mua đủ số lượng đã cam kết và sẽđánh giá mức độ tuân thủ của Bắc Kinh trước cuối tuần sau. Trả lời trên FoxNews ngày 9/5, Tổng thống Trump cho biết đang “rất giằng xé” về tương lai củathỏa thuận nhưng chưa đưa ra quyết định.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc bị cho là đang leo đến mức độ căng thẳng hơn cả giai đoạn chiến tranh thương mại hồi năm 2019. Ngoài bất đồng về thương mại, Mỹ còn xung đột với Trung Quốc về đại dịch Covid-19, chính sách với Hồng Kông và Đài Loan cũng như những hành vi gây bất ổn của Trung Quốc trên Biển Đông.

LÂM HOÀNG (t/h)

/my-siet-visa-voi-phong-vien-trung-quoc.html