SÁNG
Khuyến cáo nhà đầu tư chứng khoán thận trọng với các app giao dịch
(LSVN) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa khuyến cáo nhà đầu tư về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán trên không gian mạng khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép.
Ảnh minh họa.
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong thời gian gần đây, một số doanh nghiệp đã thiết lập các website, app giao dịch (Passion Invest, Finhay, Tikop, Infina, Savenow, BUFF,…) sử dụng công cụ truyền thông, báo chí quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ của mình để huy động vốn của các nhà đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán mà không được Ủy ban Chứng khoán nhà nước cấp phép, quản lý, giám sát theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Theo Ủy ban Chứng khoán nhà nước, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra mà không được pháp luật về chứng khoán bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Vì vậy Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app giao dịch này, nhà đầu tư chịu trách nhiệm đối với các rủi ro có thể phát sinh.
PV
Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
1. Cần quy định thời hạn sử dụng bản sao chứng thực
(LSVN) -
Ảnh minh họa.
Theo khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16.02.2015 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch (gọi tắt là Nghị định 23/2015/NĐ-CP) quy định: “1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Tuy nhiên, nội dung của nghị định lại không quy định về thời hạn sử dụng của bản sao chứng thực nên được hiểu bản sao chứng thực là không có thời hạn sử dụng.
Thực tế hiện nay một số cơ quan nhà nước khi tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính thường từ chối bản sao chứng thực quá thời hạn 03 tháng hoặc 06 tháng (gọi chung là quá hạn), vì lo ngại một số thông tin trên bản sao chứng thực có sự thay đổi, do bản chính có thể đã điều chỉnh về nội dung.
Như vậy, việc từ chối bản sao chứng thực quá hạn của một số cơ quan nhà nước là không đúng với quy định, gây phiền hà cho công dân, bởi vì, pháp luật không quy định thời hạn sử dụng bản sao chứng thực. Lý giải về việc này, một số cơ quan nhà nước cho rằng, việc từ chối bản sao chứng thực quá hạn là nhằm đảm bảo việc cập nhật đầy đủ thông tin để giải quyết các thủ tục hành chính một cách chính xác. Ví dụ: Khi công dân thay đổi nơi cư trú hoặc có sự thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu nhưng lại lấy bản sao chứng thực sổ hộ khẩu cũ để nộp cho cơ quan nhà nước, do đó, việc từ chối tiếp nhận bản sao chứng thực sổ hộ khẩu quá hạn là phù hợp.
Bên cạnh đó, có tình trạng một số cơ quan nhà nước khi tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính thì từ chối tiếp nhận bản sao chứng thực các loại văn bản, giấy tờ như bằng tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp cao đẳng, đại học…do quá hạn là không phù hợp, vì những thông tin trên những loại văn bản, giấy tờ này ít khi thay đổi theo thời gian.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, cần phải sửa đổi, bổ sung Nghị định 23/2015/NĐ-CP theo hướng quy định rõ thời hạn sử dụng bản sao chứng thực trong 02 trường hợp. Một là, không xác định thời hạn sử dụng đối với bản sao chứng thực những loại văn bản, giấy tờ như bằng cấp, biên bản, quyết định…(tức là những loại văn bản, giấy tờ ít có sự biến động, thay đổi thông tin theo thời gian); hai là, xác định thời hạn sử dụng bản sao chứng thực đối với những loại văn bản, giấy tờ có sự biến thông tin theo thời gian như sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc giấy khám sức khỏe…
Có như vậy, các cơ quan nhà nước mới có thể áp dụng thống nhất, tránh tùy tiện đặt ra các quy định “nội bộ” về thời hạn sử dụng của bản sao chứng thực, gây phiền hà, cũng như hạn chế tình trạng khiếu kiện, thắc mắc của người dân.
ĐỖ VĂN NHÂN
Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum
Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
2. Gần 30.000 giáo viên và hơn 4.000 hiệu trưởng cốt cán được bồi dưỡng
(LSVN) - Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có Báo cáo số 1295/BC-BGDĐT gửi Quốc hội và các đại biểu Quốc hội liên quan đến tình hình thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Theo đó, gần 30.000 giáo viên và hơn 4.000 hiệu trưởng cốt cán được bồi dưỡng để triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Ảnh minh họa.
Trong đó, việc bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục được Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện thông qua Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP). Theo đó, gần 30.000 giáo viên và hơn 4.000 hiệu trưởng cốt cán được bồi dưỡng để triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Việc bồi dưỡng được thực hiện theo mô hình 5-3-7. Việc triển khai bồi dưỡng đại trà được thực hiện theo phương thức: thường xuyên, liên tục, tại chỗ với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Kết quả bồi dưỡng đã đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Hiện nay, các Sở GD&ĐT tiếp tục triển khai bồi dưỡng, đưa nội dung 54 mô đun thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lí theo quy định.
Bộ đã hướng dẫn các địa phương triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW. Trong đó, ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Song, cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026.
Đồng thời, bộ cũng chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục triển khai rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và nhu cầu, đăng kí và triển khai mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu; mua sắm thiết bị dạy học hiện đại, phòng học thông minh trang bị cho phòng học theo lộ trình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Đồng thời, đánh giá thực trạng các điểm trường lẻ, các trường có quy mô nhỏ. Xây dựng lộ trình cụ thể, phù hợp để triển khai sắp xếp các trường và bố trí số lượng học sinh/lớp theo quy định đảm bảo nguyên tắc: tạo thuận lợi cho người dân, quyền lợi học tập của học sinh và phù hợp với quy hoạch, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Bộ đã ban hành Chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo tại các cơ sở giáo dục, nhằm quán triệt đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp quản lý giáo dục, nhà giáo ở các cơ sở giáo dục phổ thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa, tăng tỷ lệ sách giáo khoa được sử dụng lại nhiều lần; không ép buộc học sinh, gia đình học sinh mua sách tham khảo, sách bài tập.
NGỌC TRẦN
Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
3. Đề xuất quy định về xếp lương đối với công chức chuyên ngành thi hành án dân sự
(LSVN) - Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự.
Ảnh minh họa.
Dự thảo quy định, mã số ngạch công chức thi hành án dân sự như sau:
- Chấp hành viên cao cấp, Mã số ngạch: 03.299.
- Chấp hành viên trung cấp, Mã số ngạch: 03.300.
- Chấp hành viên sơ cấp, Mã số ngạch: 03.301.
- Thẩm tra viên cao cấp, Mã số ngạch: 03.230.
- Thẩm tra viên chính, Mã số ngạch: 03.231.
- Thẩm tra viên, Mã số ngạch: 03.232.
- Thư ký thi hành án, Mã số ngạch: 03.302.
- Thư ký trung cấp thi hành án, Mã số ngạch: 03.303.
Công chức chuyên ngành thi hành án dân sự được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 của Chính phủ) như sau:
- Ngạch Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên cao cấp được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm A3.1.
- Ngạch Chấp hành viên trung cấp, Thẩm tra viên chính được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1.
- Ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A1.
- Ngạch Thư ký trung cấp thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại B.
THU HƯƠNG
Bàn về người đại diện của cá nhân trong tố tụng hình sự
4. Đề xuất các điều kiện đối với nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh
(LSVN) - Đây là một trong những đề xuất của Bộ Xây dựng tại dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Ảnh minh họa.
Theo đó, tại Điều 25 dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) quy định rõ các điều kiện đối với nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh, cụ thể gồm:
- Có các giấy tờ pháp lý về dự án; Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng; nhà ở, công trình xây dựng đã được khởi công xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có nhà ở thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xây dựng xong phần móng của tòa nhà đó theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai chủ đầu tư dự án gửi văn bản thông báo cho quan nhà nước có thẩm quyền quản lý thị trường bất động sản về nhà ở đưa vào kinh doanh; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra về điều kiện của nhà ở đưa vào kinh doanh và trả lời bằng văn bản nếu nhà ở không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
Trường hợp chủ đầu tư dự án bán, cho thuê mua căn hộ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng, công trình xây dựng có chức năng lưu trú, căn hộ văn phòng lưu trú phải tuân thủ quy định tại Khoản này.
- Nhà ở, công trình xây dựng phải nằm trong dự án bất động sản được chấp thuận, phê duyệt theo quy định của pháp luật. Trong nội dự án phải có nội dung xác định mục đích đầu tư xây dựng nhà ở, công trình đó để kinh doanh; hình thức kinh doanh của nhà ở, công trình xây dựng.
- Đối với công trình xây dựng thì phải được xây dựng trên đất được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời hạn thuê.
- Đáp ứng các quy định tại Điểm b, c, d, đ Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 14 của Luật này.
- Đã được công khai thông tin của bất động sản theo quy định tại Điều 6 của Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Trong đó, quy định cụ thể về các nội dung: Giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng; thủ tục chủ đầu tư gửi thông báo nhà ở đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh; thủ tục cơ quan quản lý kiểm tra, trả lời chủ đầu tư).
DUY ANH
Đề xuất công khai các thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh
5. Luật sư có sứ mệnh xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa
(LSVN) - Nêu một ví vụ để làm rõ nội dung Quy tắc Luật sư có sứ mệnh xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sứ mệnh của Luật sư được quy định tại Quy tắc 1 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam trong đó quy định người Luật sư có sứ mệnh xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Theo đó, Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Luật sư tham gia tư vấn pháp luật tại Trụ sở tiếp công dân của Đảng, Nhà nước là một ví dụ về việc thực hiện sứ mệnh xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của người Luật sư.
Luật sư TRẦN VĂN AN
Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Trưởng Ban Đạo đức nghề nghiệp Luật sư Việt Nam
Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang
Nghiêm cấm Luật sư thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh
6. Tiếp tục đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được sử dụng xe ô tô công phục vụ công tác chung
(LSVN) - Bộ Tài chính vừa thông báo lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo lần 2 Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô, đã được sửa đổi, bổ sung sau khi tiếp thu ý kiến các bộ, ngành, địa phương tại Hội nghị trực tuyến ngày 23/9/2022. Theo đó, dự thảo đề xuất bổ sung thêm đối tượng được sử dụng xe ô tô công phục vụ công tác chung.
Cụ thể, các đối tượng sau đây được sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung để thực hiện chức trách, nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước giao (không sử dụng để đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại):
- Phó Tổng cục trưởng và tương đương;
- Vụ trưởng và tương đương; Phó Vụ trưởng và tương đương;
- Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh);
- Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương cấp tỉnh;
- Ủy viên (Thành viên) Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc các Tập đoàn kinh tế; Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương tại doanh nghiệp nhà nước.
- Bí thư Huyện ủy, Quận ủy, Thành ủy, Thị ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, Quận ủy, Thành ủy, Thị ủy; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cán bộ, công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan, đơn vị cử đi công tác.
Như vậy, so với quy định tại dự thảo lần 1 thì dự thảo lần 2 bổ sung thêm các đối tượng được sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung gồm:
- Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh);
- Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương cấp tỉnh;
- Bí thư Huyện ủy, Quận ủy, Thành ủy, Thị ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, Quận ủy, Thành ủy, Thị ủy; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan, đơn vị cử đi công tác.
Các đối tượng quy định trên được bố trí xe ô tô phục vụ công tác chung hoặc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô hoặc thuê dịch vụ xe ô tô khi đi công tác. Việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô, thuê dịch vụ xe ô tô thực hiện theo quy định tại Điều 20, Điều 21 Nghị định này.
Ngoài số xe ô tô đã được xác định theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau khi có ý kiến thống nhất của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) xem xét, quyết định định mức xe ô tô bán tải phục vụ công tác chung cho các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm lâm, phòng chống cháy rừng, phòng chống dịch bệnh trong nông nghiệp thuộc phạm vi quản lý của địa phương đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
VĂN QUANG
Đề xuất nhóm chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô công
7. Bảo vệ quyền của chủ sở hữu, sử dụng trong hợp đồng cho thuê nhà, đất
(LSVN) - Việc cho thuê nhà ở, căn hộ, mặt bằng, kho chứa, cho thuê đất trống để làm kho bãi là những quan hệ pháp lý trong cuộc sống hiện nay. Quan hệ được xác lập giữa bên cho thuê và bên thuê, với mục tiêu bên cho thuê nhận tiền thuê, còn bên thuê thì được sử dụng tài sản là đối tượng của hợp đồng thuê.
Ảnh minh họa.
Trước đại dịch Covid-19, các tranh chấp về hợp đồng thuê liên quan đến việc cho thuê bất động sản vẫn diễn ra nhưng có lẽ con số các vụ tranh chấp không nhiều như trong thời gian dịch bệnh và ở thời điểm hiện tại.
Phần lớn các vụ tranh chấp liên quan đến cho thuê bất động sản, thiệt hại (nếu có) vẫn đang nghiêng về phía chủ sở hữu, sử dụng bất động sản bởi các yếu tố sau:
Liên quan đến việc thanh toán tiền thuê, là nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng thuê
Thường thì bên thuê bất động sản có nghĩa vụ thanh toán tiền thuê hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm tùy vào thỏa thuận của hai bên, khác với việc cho thuê bất động sản của Nhà nước thường trả tiền thuê đất một lần cho suốt thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm.
Trong trường hợp đến hạn thanh toán, bên thuê không trả tiền thuê bất động sản thì bên cho thuê thường sẽ có các phản ứng sau: thông báo về việc trả tiền thuê, đe dọa cúp điện, cúp nước, thông báo chấm dứt hợp đồng thuê…, tuy nhiên bên thuê vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê, vẫn tiếp tục sử dụng khai thác bất động sản đang cho thuê khiến chủ sở hữu, sử dụng tài sản cho thuê rơi vào bế tắc. Cắt nước được không? Cắt điện được không? Rất khó để có câu trả lời chắc chắn vì có thể bên thuê trực tiếp ký kết hợp đồng với đơn vị cung cấp điện, nước. Trường hợp bên thuê không phải là chủ thể ký hợp đồng điện, nước mà chủ nhà cắt điện, cắt nước có thể làm ảnh hưởng các thiết bị, máy móc, tài sản như máy tính ngừng hoạt động, các thực phẩm tươi sống bị hư hỏng, thì khả năng chủ nhà bị kiện ngược lại cũng rất cao, điều này khiến chủ sở hữu, sử dụng tức bên cho thuê buộc phải tìm đến sự hỗ trợ từ Luật sư hoặc phải khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Bên thuê yêu cầu bên cho thuê trả lại tiền đặt cọc rồi mới dọn tài sản đi
Đây là trường hợp trớ trêu tiếp theo, dù việc vi phạm hợp đồng, hay chấm dứt hợp đồng trước hạn đều do lỗi của bên thuê. Nhưng bên thuê cứ chây ỳ ra đó, không di dời tài sản thuê, chỉ di dời khi bên cho thuê đã hoàn trả tiền cọc cho họ. Điều này khiến bên cho thuê không thể sử dụng được tài sản của mình, hoặc muốn cho thuê tiếp cũng không được. Rơi vào trường hợp này, chủ sở hữu, sử dụng bất động sản cũng gần như bế tắc không thể tự bảo vệ được mình.
Bên thuê không chịu hoàn trả lại hiện trạng tài sản thuê như ban đầu
Nếu thuê đất thì có thể phần đất thuê bị đào xới thay đổi, còn thuê nhà, thì đã đập, gỡ bỏ, thay đổi theo nhu cầu của bên thuê, việc thay đổi này cho dù bên cho thuê đồng ý hay không đồng ý trước đó thì đến thời điểm bên thuê vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, về mặt thực tế hiện trạng đã thay đổi so với ban đầu. Nhưng giờ đây, bên thuê không chịu khắc phục, không chịu trả tiền và tiếp tục sử dụng tài sản thuê nhằm làm sao thời gian sử dụng tài sản thuê tính ra bằng hoặc vượt nhiều hơn so với số tiền đặt cọc mà họ đã giao cho bên cho thuê trước đó. Trong trường hợp này, bên cho thuê thực sự cũng khó tự bảo vệ được mình.
Liên quan đến việc công chứng hợp đồng thuê
Trước đây, thời điểm Bộ luật Dân sự năm 2005 còn hiệu lực thì có quy định về hình thức hợp đồng thuê nhà ở: “Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” (Điều 492 Bộ luật Dân sự năm 2005).
Đến thời điểm ngày 01/7/2014, thời điểm Luật Đất đai năm 2013 bắt đầu có hiệu lực thì tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định về các trường hợp hợp đồng cần phải công chứng, chứng thực như sau:
“Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực”.
Như vậy, chỉ có bốn loại hợp đồng được liệt kê gồm: chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn liên quan đến đất đai mới phải bắt buộc công chứng, chứng thực, còn hợp đồng cho thuê đất thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Cũng vào thời điểm ngày 01/7/2014, Luật Nhà ở năm 2014 bắt đầu có hiệu lực và dẫn tới có sự khác nhau trong quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng giữa Luật Nhà ở năm 2014 và Bộ luật Dân sự năm 2005 về hợp đồng thuê nhà, mượn nhà, cụ thể tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau: “Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu”.
Như vậy, từ thời điểm Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực thì việc công chứng, chứng thực hợp đồng cho thuê nhà là theo nhu cầu của các bên, luật pháp không bắt buộc các bên phải công chứng hoặc chứng thực.
Đến thời điểm ngày 01/01/2017 Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành thì bỏ hẳn điều khoản bắt buộc công chứng, chứng thực hợp đồng cho thuê nhà trong Bộ luật Dân sự năm 2005, dù là trên sáu tháng. Thay vào đó, Điều 472 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng thuê tài sản như sau: “Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê; hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật Nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Thực tế là trong trường hợp bên thuê là tổ chức/pháp nhân thường bắt buộc bên cho thuê công chứng hợp đồng thuê và nhìn ở khía cạnh chủ sở hữu bất động sản thì những hệ lụy từ việc công chứng hợp đồng thuê cũng dồn về phía họ như:
- Trường hợp bên thuê không chịu trả tiền thuê, không chịu thực hiện việc hoàn trả mặt bằng như hiện trạng ban đầu trước khi thuê, nhưng thời hạn hợp đồng thuê vẫn còn. Dù bên thuê vi phạm một cách rõ ràng nghĩa vụ của mình và thậm chí họ đã dọn đồ ra khỏi diện tích thuê, giao trả lại bất động sản cho thuê, nhưng chủ sở hữu nhà, chủ sử dụng đất không thể ký tiếp hợp đồng cho thuê mới vì bản thân hợp đồng cho thuê cũ vẫn còn hiệu lực và đang được “treo” trên hệ thống công chứng nên không thể ký kết thêm hợp đồng mới.
- Trường hợp chủ sở hữu nhà, chủ sử dụng đất muốn chuyển nhượng nhà, đất đang cho thuê bên cạnh phải thực hiện nghĩa vụ thông báo trước 30 ngày cho bên thuê về quyền ưu tiên mua lại nhà đang thuê (khoản 1 Điều 127 Luật Nhà ở năm 2014), thì trong trường hợp nhà đất đang xảy ra tranh chấp cũng không được thực hiện các giao dịch như mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở nếu đang thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu (điểm b khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014). Chủ sở hữu bất động sản gần như không thực hiện được các quyền của mình nếu đang tranh chấp với bên thuê.
Vậy giải pháp nào để bảo vệ chủ sở hữu bất động sản cho thuê nhằm tránh những hệ lụy nói trên?
Thứ nhất: Cần có sự hỗ trợ tư vấn của Luật sư hoặc chuyên gia pháp lý liên quan đến các nội dung trong hợp đồng thuê, từ đó có các điều khoản ràng buộc chặt chẽ nghĩa vụ và trách nhiệm của bên thuê.
Thứ hai: Cần tăng thêm khoản tiền đặt cọc để bảo đảm trường hợp bên thuê nếu vi phạm thì khoản tiền đặt cọc sẽ mất nhiều hơn, khiến bên thuê bị tổn thất lớn hơn trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ thuê, từ đó có thể hạn chế được việc vi phạm hợp đồng của bên thuê.
Thứ ba: Bên cho thuê nên xác minh lịch sử của bên thuê để kiểm định khả năng tài chính cũng như uy tín của bên thuê trước khi ký kết hợp đồng.
Thứ tư: Khi sự kiện tranh chấp, bất hòa nếu có xảy ra giữa bên thuê và bên cho thuê dù là nhỏ nhất cũng nên khẩn trương dàn xếp, xử lý, tránh để mâu thuẫn lớn và kéo dài.
Thứ năm: Việc công chứng, chứng thực hợp đồng thuê pháp luật hiện nay không bắt buộc nên bên cho thuê cần cân nhắc kỹ lưỡng có cần thiết ký kết thông qua công chứng, chứng thực hay không để tránh những hệ lụy phát sinh nếu có.
Thạc sĩ, Luật sư NGÔ VIỆT BẮC
Trưởng Văn phòng Luật sư Sài Gòn Tây Nguyên
Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
Bàn về người đại diện của cá nhân trong tố tụng hình sự
8. Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai: Hưởng ứng tích cực các hoạt động chuyên môn, phong trào cứu trợ nhân đạo, từ thiện
(LSVN) - Trong 6 tháng đầu năm 2022, Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai đã hưởng ứng tích cực các hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn cho đến các phong trào cứu trợ nhân đạo, từ thiện, xã hội như: Tặng 01 nhà nhân ái cho nạn nhân chất độc màu da cam; 01 nhà tình thương, tổng số tiền là 150 triệu đồng…
Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai tặng nhà nhân ái cho nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn.
Theo Báo cáo sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2022 của Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai, với trách nhiệm là Hội thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh, các thành viên Ban Chủ nhiệm được cử tham gia với chức trách nhiệm là ủy viên Ban Chấp hành, tham dự đầy đủ các đợt học tập chính trị, các hội nghị chuyên đề và định kỳ. Thông qua đó, truyền đạt kịp thời sự chỉ đạo của Hội cấp trên đến các thành viên của Đoàn, hưởng ứng tích cực các hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn cho đến các phong trào cứu trợ nhân đạo, từ thiện, xã hội như: Tặng 01 nhà nhân ái cho nạn nhân chất độc màu da cam; 01 nhà tình thương, tổng số tiền là 150 triệu đồng…
Công tác thi đua khen thưởng được phát động đến các tổ chức hành nghề Luật sư thông qua trang web của Đoàn Luật sư và chuyển phát nhanh đến từng tổ chức hành nghề. Ngoài ra, các Luật sư thành viên còn tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và các hoạt động phong trào khác do Hội Luật gia tỉnh tổ chức.
Tổng số thành viên của của Đoàn Luật sư là 385 người (trong đó số Luật sư mới gia nhập Đoàn Luật sư trong 6 tháng đầu năm 2022 là 12 người).
Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ kết nạp Luật sư mới và trao quyết định tập sự hành nghề Luật sư.
Về kết quả hoạt động của Đoàn Luật sư
Trong 6 tháng đầu năm 2022, số vụ việc mà Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai hoà giải tranh chấp giữa Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư với khách hàng: 02 (đã giải quyết xong). Xóa tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư là 18 người (đều là các trường hợp nợ phí thành viên);
Về tổ chức học tập chính trị - tư tưởng của Luật sư do Đoàn Luật sư tổ chức, trong 6 tháng đầu năm 2022, Đoàn đã tổ chức 03 đợt; Chi bộ cũng đã triển khai dưới hình thức chuyên đề thường xuyên trong năm, cũng như qua sinh hoạt hàng tháng.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Đoàn Luật sư thực hiện được 03 đợt theo kế hoạch bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp cho Luật sư. Số cuộc hội thảo, tọa đàm, hội nghị trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp theo chủ đề do Đoàn Luật sư tổ chức là 03 cuộc với sự tham gia của 450 Luật sư Luật sư.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Đoàn Luật sư đã tổ chức 02 lớp bồi dưỡng bắt buộc với 300 Luật sư theo học; đồng thời các Luật sư tham gia học các lớp do VIAC, Liên đoàn LSVN tổ chức, để tự thực hiện bồi dưỡng bắt buộc, đạt 82% đã hoàn thành nghĩa vụ bồi dưỡng bắt buộc;
Đoàn Luật sư tham gia đóng góp ý kiến vào 03 văn bản dự án Luật.
Đoàn cũng đã tổ chức một điểm tư vấn pháp luật miễn phí tại trụ sở Đoàn Luật sư, tư vấn trực tiếp qua điện thoại, zalo, email. Đồng thời, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư phát động các TCHNLS tư vấn pháp luật – trợ giúp pháp lý miễn phí cho hơn hàng trăm lượt người dân; Bên cạnh đó, Đoàn Luật sư còn phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Đồng Nai tổ chức các chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật như các chương trình “Pháp luật cho mọi người” (từ 19 giờ đến 20 giờ các ngày thứ 3, hàng tuần).
Bên cạnh đó, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai còn phối hợp Sở Tư pháp thực hiện tốt chương trình trọng tâm công tác tư pháp của UBND tỉnh; trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của Luật Luật sư, hoạt động hành nghề Luật sư, đăng ký và hướng dẫn tập sự hành nghề Luật sư, thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Luật sư bắt buộc và chế độ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Luật sư. Tuy nhiên, việc phối hợp còn hạn chế trong công tác bồi dưỡng về chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ Luật sư; chưa có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những Luật sư có biểu hiện giảm sút về đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng hành nghề, những Luật sư không chấp hành nộp phí thành viên, cũng như chế độ học tập, hội họp.
Ban Chủ nhiệm lãnh đạo các tổ chức hành nghề cơ bản chấp hành đường lối chủ trương của Đảng và các quy định pháp luật chuyên ngành về Luật sư, tuân thủ các quy định về pháp luật lao động, tài chính - kế toán, chế độ thông tin báo cáo 6 tháng, hàng năm, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách,... thực hiện giám sát các tổ chức hành nghề Luật sư, Luật sư và người tập sự hành nghề Luật sư chấp hành Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Nội quy của Đoàn Luật sư. Qua đó, khen thưởng những tổ chức hành nghề và Luật sư hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; đồng thời nhắc nhở, uốn nắn và xử lý kỷ luật những trường hợp Luật sư có đơn thư khiếu nại, tố cáo; ngăn chặn không để xảy ra các trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
PHƯƠNG HOA
Bàn về người đại diện của cá nhân trong tố tụng hình sự
9. Chức năng, nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh
(LSVN) - Đây là một trong những nội dung được quy định rõ tại Thông tư 03/2022/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo Thông tư, các cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ trình UBND cấp tỉnh: Dự thảo quyết định của UBND cấp tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Sở và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự thảo kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực xây dựng; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh trong phạm vi quản lý của Sở; dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực xây dựng.
Trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong lĩnh vực xây dựng theo phân công; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các văn bản khác trong ngành, lĩnh vực xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực xây dựng.
Tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và sự phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh.
Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Sở được giao theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc UBND xã, phường, thị trấn.
Các cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh còn có các nhiệm vụ về quy hoạch xây dựng; về kiến trúc; về hoạt động đầu tư xây dựng; về phát triển đô thị; về hạ tầng kỹ thuật; về nhà ở; về công sở; về thị trường bất động sản; về vật liệu xây dựng…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/11/2022.
DUY ANH
Bàn về người đại diện của cá nhân trong tố tụng hình sự
10. Tăng cường kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
(LSVN) -
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn số 890/TTg-V.I ngày 03/10/2022. Theo đó, để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được nêu trong Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 – 2022, định hướng hoạt động cho giai đoạn tới và Báo cáo số 06-BC/TW ngày 23/7/2022 của Bộ Chính trị về tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022, nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trước hết là cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan điều tra, thi hành án ở các cấp, các ngành, các đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phối hợp thực hiện đồng bộ, thống nhất giữa xử lý kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước, kỷ luật đoàn thể và xử lý hình sự, nhất là thực hiện nghiêm túc, hiệu quả cơ chế phối hợp trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường phối hợp với các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí và đề cao vai trò giám sát của Nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng, triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ra khu vực ngoài nhà nước.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bám sát các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nêu trên và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Văn bản số 918/VPCP-V.I ngày 01/4/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Văn bản số 1669/VPCP-V.I ngày 26/5/2022 của Văn phòng Chính phủ triển khai thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực) để xây dựng kế hoạch chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoặc bổ sung các nhiệm vụ cụ thể về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong kế hoạch công tác hằng năm, có xác định thời gian cụ thể để tổ chức thực hiện, bảo đảm đầy đủ, nghiêm túc theo đúng các nội dung, nhiệm vụ đã được giao.
Giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ, kết quả thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản này.
PV