(LSVN) - Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm đặc biệt bởi lẽ thiệt hại xảy ra không phải do hành vi và lỗi của con người mà do hoạt động của những sự vật mà chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại. Mặc dù chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể không có lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, trên thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong giải quyết các vụ việc vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc nên được nghiên cứu để hoàn thiện trong thời gian tới.
(LSVN) - Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có quy định cụ thể về hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được tại Điều 408, nhưng qua nghiên cứu cho thấy nội dung của điều luật này còn thiếu chặt chẽ, chưa xác định rõ bản chất của tình huống nêu trên, gây khó khăn cho quá trình áp dụng trên thực tế. Bài viết tập trung phân tích, chỉ ra những điểm còn hạn chế của quy định này, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp luật dân sự ở nước ta.
(LSVN) - Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Tôi là giám đốc của một công ty ở Việt Nam. Do dự định sẽ đi công tác nước ngoài nên tôi đã ủy quyền cho một bạn nhân viên của công ty thay tôi thực hiện mọi nhiệm vụ của tôi trong thời gian tôi đi công tác (bao gồm quản lý nội bộ công ty, ký kết các hợp đồng với đối tác và thực hiện nghĩa vụ với cơ quan nhà nước). Thời hạn ủy quyền là 6 tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh nên chuyến công tác của tôi đã bị tạm hoãn. Vậy, giờ tôi có thể thực hiện các công việc đã ủy quyền mà không hủy giấy ủy quyền được không (do có thể thời gian tới tôi lại đi công tác nếu dịch bệnh diễn biến ít phức tạp hơn)?. Trong giấy ủy quyền tôi không quy định rõ về việc tôi có thể hủy hay chấm dứt việc ủy quyền bất cứ lúc nào. Xin hỏi thêm: Phạm vi ủy quyền như trên có hợp pháp không ạ?
(LSVN) – Quan hệ thừa kế là một loại quan hệ pháp luật có nội dung kinh tế, xã hội sâu sắc, tồn tại và phát triển song hành cùng với sự phát triển của loài người. Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
(LSVN) - Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
(LSVN) - Tài sản hình thành trong tương lai là một trong những loại tài sản được ghi nhận và điều chỉnh tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Vậy, tài sản hình thành trong tương lai là gì? Có được vay thế chấp tài sản hình thành trong tương lai không?
(LSVN) – Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng. Theo đó, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
(LSVN) - Tôi sinh ra và lớn lên với gia đình ở Hà Nội. Sau đó, đi du học, sinh sống, làm việc và đã nhập quốc tịch Cộng hoà liên bang Đức từ năm 2015. Nay bố mẹ tôi có để lại thừa kế cho tôi một căn nhà tại Hà Nội. Vậy, trong trường hợp này tôi có được quyền nhận thừa kế không? Có được cấp sổ đỏ và thực hiện các giao dịch chuyển nhượng, mua bán không? Bạn đọc T.Y. hỏi.
(LSVN) - Gia đình tôi có 01 sổ đỏ mang tên bố mẹ tôi hiện đang thế chấp ở ngân hàng để vay vốn cho người anh trai kinh doanh. Vậy, bố mẹ tôi muốn để lại di chúc quyền sử dụng đất cho anh trai tôi có được không? Bạn đọc L.H.K hỏi.
(LSVN) - Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành là một bước tiến bộ lớn của pháp luật dân sự Việt Nam. Trong đó, quy định mới về pháp nhân nói chung góp phần làm cơ sở cho Nhà nước điều chỉnh hành vi của chủ thế này, đặc biệt liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy vậy, các quy định về pháp nhân theo Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tạo nên sự nhận thức không thống nhất, dẫn đến hiểu sai bản chất của pháp nhân, làm ảnh hưởng tới vấn đề thực thi trên thực tế. Do đó cần có những nghiên cứu nhằm đề xuất định hướng hoàn thiện, góp phần điều chỉnh hiệu quả hành vi của pháp nhân trên thực tế.
(LSVN) - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra là trách nhiệm liên đới bồi thường của những người cùng gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại. Đó là trường hợp bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra, phát sinh từ hành vi trái pháp luật của những người gây thiệt hại.