(LSVN) - Theo Điều 4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng. Theo đó, người tiêu dùng có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh…
(LSVN) - Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành đã được Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011 (Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010). Các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn Luật đã góp phần thay đổi mạnh mẽ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bước đầu kiến tạo các khung khổ, nền tảng pháp lý cơ bản cho sự phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta.
(LSVN) - Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ V đã bổ sung tổ chức tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đồng thời quy định rõ hơn về quyền của người tiêu dùng.
(LSVN) - Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân là tình trạng xâm hại, gây thiệt hại cho người tiêu diễn biến ngày càng phức tạp, thủ đoạn tinh vi, nhất là sự gia tăng về quy mô, số lượng người tiêu dùng bị thiệt hại. Để dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đi vào thực tế cuộc sống, tác giả xin đưa ra một ý kiến đối với dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).