Ảnh minh họa.
Cụ thể, TP. HCM sẽ tiêm vaccine liều bổ sung cho người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch, cụ thể như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang hoặc đã sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong vòng 6 tháng... Các trường hợp này phải tiêm mũi vaccine cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày. Người 50 tuổi trở lên được ưu tiên. Liều nhắc lại dành cho người từ 18 tuổi trở lên, đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung ít nhất 6 tháng. Trong đó, TP. HCM ưu tiên: Người có bệnh nền; người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế; người từ 50 tuổi trở lên; người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19; nhân viên y tế; lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Sở Y tế đề xuất bắt đầu tiêm theo kế hoạch từ 10/12. Tùy theo nguồn vaccine, sở dự kiến chia 2 giai đoạn. Theo đó, tháng 12/2021 tập trung tiêm cho người bệnh suy giảm miễn dịch đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày và người đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 6 tháng.
Ngoài ra, trong năm 2022, thành phố tiếp tục tiêm cho người đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 6 tháng theo thứ tự ưu tiên; tiếp tục tiêm cho người bệnh suy giảm miễn dịch đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày; đảm bảo phủ liều nhắc cho toàn bộ người trên 18 tuối sống tại thành phố vào cuối năm 2022. Về loại vaccine, nếu các mũi trước đó cùng loại vaccine thì tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc cùng loại hoặc vaccine mRNA. Nếu mũi tiêm trước đó đã tiêm các loại vaccine khác nhau thì tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc bằng vaccine mRNA. Nếu tiêm liều cơ bản (hoặc bổ sung) là vaccine của Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc cùng loại hoặc vaccine vector virus (vaccine AstraZeneca).
Theo lộ trình, từ tháng 12/2021 đến tháng 6/2022, TP. HCM cần hơn 6,3 triệu liều vaccine các loại (AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Vero Cell, Sputnik V) để tiêm liều bổ sung hoặc nhắc lại cho người dân.
PV
Hà Nội: Có thể hạn chế hoặc dừng một số hoạt động dịch vụ không thiết yếu