(LSVN) - Sáng ngày 22/6/2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân Tối cao, PGS.TS Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao cùng ông Nguyễn Văn Du, Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao đã đồng chủ trì Hội thảo khoa học góp ý đối với dự thảo Đề án “Xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” (gọi tắt “Đề án”).
(LSVN) – Sau gần 10 năm thi hành Luật Đất đai 2013 phát sinh những tồn tại, bất cập như một số quy định trong Luật Đất đai 2013 chưa phù hợp với một số luật có liên quan, nhất là các luật về tài sản gắn liền với đất; nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tình trạng tham nhũng, trục lợi và thất thoát nguồn thu ngân sách liên quan đến đất đai vẫn diễn ra.
(LSVN) - Trong vụ án tranh chấp giành quyền nuôi con, đương sự muốn nuôi con thì phải chứng minh được những điều kiện cụ thể mà bản thân có thể đáp ứng cho sự phát triển tốt nhất của con. Nếu hai bên đương sự không tự thỏa thuận được về vấn đề con chung, thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định việc giao con cho một bên có điều kiện tốt nhất trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con.
(LSVN) - Hiện nay, pháp luật rất quan tâm và bảo vệ quyền và lợi ích cho trẻ em, nhất là những trẻ được sinh ra mà bố hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng, bố mẹ ly hôn. Trong thời gian tới Đảng, Nhà nước cần điều chỉnh quy định pháp luật này theo hướng tăng chế tài xử phạt hành chính và tăng nặng chế tài xử lý hình sự để buộc những người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện trách nhiệm của mình đối với con chưa thành niên khi không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.
(LSVN) - Từ thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho thấy, một số người tham gia tố tụng còn nhầm lẫn thuật ngữ pháp lý “Áp giải”, “Dẫn giải” và các biện pháp này áp dụng trong trường hợp nào, áp dụng đối với ai trong vụ án hình sự. Tôi xin chia sẻ quan điểm từ góc nhìn pháp lý để quý bạn đọc hiểu rõ về biện pháp này.
(LSVN) - Theo Luật sư, đề xuất sở hữu chung cư 50 năm này có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người mua nhà ở. Bởi, từ trước tới nay đã hình thành thói quen trong quan điểm nhà ở là sở hữu lâu dài, vĩnh viễn. Vì vậy, Ban Soạn thảo nên xem xét, tham khảo và lấy ý kiến rộng rãi từ người dân.
(LSVN) - Luật sư cho rằng, dưới góc độ pháp lý và thực tiễn, việc đề xuất điều chỉnh chung cư về thời hạn 50-70 năm cần nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn kinh tế, xã hội, luật pháp... trước khi đi đến quyết định để tránh những hệ lụy phức tạp về sau.
(LSVN) - Luật sư cho rằng, dưới góc độ pháp lý và thực tiễn, việc đề xuất điều chỉnh chung cư về thời hạn 50-70 năm cần nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn kinh tế, xã hội, luật pháp... trước khi đi đến quyết định để tránh những hệ lụy phức tạp về sau.
(LSVN) - Bạo lực gia đình là khái niệm không mới, nó không chỉ thể hiện ở dạng hành động, mà còn thể hiện ở dạng không hành động. Hành vi bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm có thể phải chịu chế tài hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào hành vi và hậu quả cụ thể.
(LSVN) - Việc bổ sung án lệ là một nguồn luật áp dụng trong hoạt động xét xử của tòa án đã đáp ứng được nhu cầu giải quyết các tranh chấp phát sinh ngày càng đa dạng, phong phú trong đời sống dân sự. Tuy nhiên, việc hiểu đúng đắn về các điều kiện áp dụng án lệ, khi nào cần áp dụng, áp dụng thế nào… cũng là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để bảo đảm cho việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử có hiệu quả hơn.
(LSVN) - Theo Luật Luật sư hiện hành, Luật sư bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư. Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực từ ngày ký.
(LSVN) - Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), trong số các vụ kiện tranh chấp hợp đồng mà VIAC giải quyết thì 10 - 15% là hợp đồng xây dựng, trong đó có đến 66% vụ kiện liên quan tới tranh chấp về việc thanh toán. Ngoài ra, một số lượng lớn vụ án tranh chấp hợp đồng xây dựng khác được thụ lý và giải quyết bởi TAND các cấp theo thẩm quyền luật định. Tuy nhiên, thực tiễn công tác giải quyết và xét xử, đặc biệt ở Tòa án nhân dân các cấp cho thấy, việc áp dụng pháp luật về việc tính lãi suất chậm thanh toán đối với các tranh chấp hợp đồng xây dựng chưa thống nhất và còn nhiều sai khác giữa các Tòa án. Do đó, bài viết sẽ tập trung phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về cách tính lãi suất chậm thanh toán trong lĩnh vực xây dựng và thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án hiện nay.
(LSVN) - Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành là một bước tiến bộ lớn của pháp luật dân sự Việt Nam. Trong đó, quy định mới về pháp nhân nói chung góp phần làm cơ sở cho Nhà nước điều chỉnh hành vi của chủ thế này, đặc biệt liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy vậy, các quy định về pháp nhân theo Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tạo nên sự nhận thức không thống nhất, dẫn đến hiểu sai bản chất của pháp nhân, làm ảnh hưởng tới vấn đề thực thi trên thực tế. Do đó cần có những nghiên cứu nhằm đề xuất định hướng hoàn thiện, góp phần điều chỉnh hiệu quả hành vi của pháp nhân trên thực tế.
(LSVN) - Bài viết so sánh một số quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức về trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Qua đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
(LSVN) - Để chuẩn bị nội dung cho kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, vừa qua, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM đã tổ chức Hội thảo góp ý cho Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3. Luật sư Trần Tuấn Giang, Đoàn Luật sư TP. HCM đã nêu lên một số điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo so với Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành và đề xuất một số kiến nghị đối với Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm.
(LSVN) – Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển lành mạnh, bền vững, cần thiết phải bổ sung khung pháp lý thật sự minh bạch, cụ thể, trước hết là pháp lý liên quan đến điều kiện phát hành trái phiếu và cam kết thực hiện thỏa thuận phát hành cùng với quy chế giám sát thực hiện.
(LSVN) - Điều 182 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định về tội "Vi phạm chế độ một vợ, một chồng", đây là quy định có ý nghĩa rất quan trọng, bảo đảm tốt nguyên tắc cơ bản: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” được pháp luật thừa nhận và bảo vệ; phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội, nhằm bảo vệ và phát huy hiệu quả của hôn nhân và gia đình Việt Nam bền vững, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và áp dụng pháp luật trên thực tiễn, tác giả nhận thấy còn tồn tại một số vướng mắc và kiến nghị về vấn đề này.
(LSVN) - Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích các các vấn đề xác định thời điểm bắt đầu và chấm dứt thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) trong pháp luật hình sự Việt Nam, chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế và đưa ra kiến nghị hoàn thiện.
(LSVN) - Hiện nay, tình trạng người bị bạo hành thường chọn cách hành xử là im lặng, chịu đựng. Đây là một ứng xử lệch lạc, làm cho tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng. Khi người nào là nạn nhân của bạo lực gia đình mà hiểu được đúng về pháp luật thì có thể giãi bày tâm sự, lắng nghe những chia sẻ, dồn nén và cơ hội được giải tỏa bản thân. Để xóa bỏ tình trạng này, theo tác giả cần nâng cao vai trò của giáo dục trong cộng đồng, trong đó tuyên truyền pháp luật luôn gắn với công tác phòng ngừa. Đây cũng là định hướng các hội viên giúp cộng đồng và các bên liên quan hiểu rõ về những nguy cơ, nguyên nhân có thể dẫn đến hành vi bạo lực gia đình, hình thành cho cá nhân những khái niệm về bạo lực, hình thức, hậu quả, quy định pháp luật là gì từ đó giúp cho cộng đồng có những hiểu biết đúng đắn về hành vi bạo lực gia đình và cách phòng ngừa, ngăn chặn.
(LSVN) - Định tội danh là việc xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm của tội nào đó trong số các tội phạm đã được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS). Trong thực tế, định tội danh chưa bao giờ là vấn đề đơn giản, bởi lẽ một số tội có cấu thành mang nhiều điểm tương đồng, khó phân định, đòi hỏi phải xác định rõ các yếu tố mục đích của tội phạm hay dấu hiệu lỗi thuộc mặt chủ quan của người thực hiện hành vi phạm tội. Một trong những trường hợp dễ nhầm lẫn nhất đó là phân định giữa tội "Giết người" theo quy định tại Điều 123, BLHS và tội "Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" theo quy định tại Điều 134, BLHS.
(LSVN) - Xã hội càng phát triển, áp lực của công việc ngày càng tăng, dẫn đến quỹ thời gian dành cho gia đình bị thu hẹp. Từ nhu cầu đó, loại hình lao động giúp việc gia đình ngày càng phổ biến, giảm bớt gánh nặng công việc trong gia đình. Nhưng nghề giúp việc gia đình lại ít được quan tâm đúng mức, quyền lợi của những người làm nghề giúp việc gia đình chưa được đảm bảo.
(LSVN) - Điều 332 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS) quy định về tội “Trốn tránh nghĩa vụ quân sự”, đây là quy định có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xử lý những trường hợp thanh niên không nhận thức được trách nhiệm cũng như quyền lợi trong thực hiện nghĩa vụ quân sự dẫn đến có hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án, vụ việc có dấu hiệu của tội này nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc do bất cập trong quy định của pháp luật và trong quy định, hoạt động mang tính đặc thù của Quân đội.
(LSVN) - Với những cơ sở đã phân tích, tác giả bài viết kiến nghị nên bỏ Điều 155 (khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại) và điều chỉnh một số nội dung có liên quan tại Điều 248 (đình chỉ vụ án), Điều 157 (căn cứ không khởi tố vụ án hình sự) của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 cho phù hợp với lý luận và thực tiễn đặt ra.
(LSVN) - Đối với hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn và không có tính lãi thì bên cho vay không được quyền khởi kiện đòi lại tài sản trước kỳ hạn nếu bên vay không đồng ý. Việc khởi kiện của người cho vay tài sản trong trường hợp này, thông thường Tòa án sẽ ban hành thông báo trả lại đơn khởi kiện với lý do chưa có đủ điều kiện khởi kiện vì chưa tới kỳ hạn trả nợ theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
(LSVN) - Điều 184 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định về tội "Loạn luân", đây là quy định có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính văn hóa phổ quát nhất, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội, nhằm bảo vệ và phát huy giá trị gia đình Việt Nam bền vững, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và áp dụng pháp luật trên thực tiễn, tác giả nhận thấy còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập và đưa ra những kiến nghị về vấn đề này.
(LSVN) - Hành vi “cưỡng bức lao động” tùy tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này là phù hợp, tuy nhiên quy định hiện hành về tội “Cưỡng bức lao động” tại Điều 297 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 còn tồn tại một số hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung. Qua đó, hoàn thiện pháp luật Việt Nam theo hướng vừa phù hợp với luật pháp quốc tế, vừa bảo đảm hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
(LSVN) - Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý là một trong những chế định quan trọng của luật pháp, giúp nâng cao thêm tính công bằng xã hội giữa những người yếu thế với những cá nhân khác trong xã hội, bảo đảm tốt nhất các quyền và lợi ích cơ bản của các chủ thể đặc biệt trên. Hơn nữa, việc đặt ra chế định trên còn giúp cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại của Tòa án được diễn ra nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn và phù hợp đáp ứng với các yêu cầu của thực tế đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực thì hiện trong các chế định trên vẫn còn có những điểm bất cập, những lỗ hổng trong vấn đề xác định sự việc và áp dụng pháp luật của Tòa án để giải quyết.
(LSVN) - Trong tố tụng hình sự, vấn đề thu thập chứng cứ có vai trò rất quan trọng trong việc xác định sự thật vụ án. Trong đó, người bào chữa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội có quyền được thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề thu thập chứng cứ của người bào chữa tại giai đoạn điều tra vụ án hình sự còn gặp nhiều vấn đề khó khăn và bỏ ngỏ. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa tại giai đoạn điều tra là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội và góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, tránh oan sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
(LSVN) - Để bảo vệ các quyền trẻ em theo nội dung của Công ước, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý khác nhau, trong đó có các quy định của pháp luật hình sự quy định về các tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em trong Bộ luật Hình sự của nước ta. Trong bài viết này, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra các đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật về tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” trên thực tế.
(LSVN) - Hiện nay, tội phạm tình dục ngày càng diễn biến phức tạp với các cách thức, hành vi đa dạng và thủ đoạn khác nhau xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người và trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, nhận thức về chủ thể của tội phạm tình dục theo quan niệm truyền thống đã có thay đổi, không chỉ nghiêng về một giới mà người phạm tội có thể là giới nam, giới nữ, thậm chí là cùng giới với những hành vi, cách thức xâm hại cũng đã có sự thay đổi hơn so với quan niệm trước đây. Đồng thời, việc nghiên cứu và làm rõ các vấn đề liên quan để chủ thể của loại tội phạm này cần được quan tâm và chú trọng nhằm phù hợp với những biến đổi của thời đại, đóng góp vào quá trình hoàn thiện các quy định của pháp luật.