/ Tin nổi bật
/ Vì sao ông Nguyễn Đức Chung bị áp dụng hai Bộ luật Hình sự khác nhau về cùng một tội danh?

Vì sao ông Nguyễn Đức Chung bị áp dụng hai Bộ luật Hình sự khác nhau về cùng một tội danh?

11/10/2021 03:29 |

(LSVN) - Kể từ ngày 01/01/2018, tất cả các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với người thực hiện hành vi phạm tội từ 00 giờ 00 phút ngày 01/01/2018.

Trong vụ án liên quan sai phạm ở các gói thầu số hóa do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội làm chủ đầu tư, ông Nguyễn Đức Chung bị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại khoản 1, Điều 281, Bộ luật Hình sự năm 1999.

Còn trong vụ án liên quan sai phạm trong việc mua bán, sử dụng chế phẩm xử lý nước hồ Redoxy 3C ở Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung bị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Khoản 3, Điều 356, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Vậy, vì sao cùng một tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, ông Nguyễn Đức Chung lại bị áp dụng hai Bộ luật Hình sự khác nhau?

Theo Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp, căn cứ quy định của pháp luật thì hành vi phạm tội xảy ra vào thời điểm nào thì sẽ áp dụng văn bản pháp luật vào thời điểm đó. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 41/2017/QH14 quy định rõ kể từ ngày 01/01/2018, tất cả các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với người thực hiện hành vi phạm tội từ 00 giờ 00 phút ngày 01/01/2018.

Các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 00 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích.

Tội phạm mới quy định tại các Điều 147, 154, 167, 187, 212, 213, 214, 215, 216, 217, 217a, 218, 219, 220, 221, 222, 223, 224, 230, 234, 238, 285, 291, 293, 294, 297, 301, 302, 336, 348, 388, 391, 393 và 418 của Bộ luật Hình sự năm 2015; các điều luật bổ sung hành vi phạm tội mới, các điều luật quy định một hình phạt mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới; các điều luật quy định hạn chế phạm vi miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội thì không áp dụng đối với những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích; trong trường hợp này, vẫn áp dụng quy định tương ứng của các văn bản quy phạm pháp luật về hình sự có hiệu lực trước 00 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 để giải quyết.

Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực pháp luật đến hết ngày 31/12/2017, Bởi vậy, trường hợp hành vi vi phạm pháp luật được xác định trong khoảng thời gian có hiệu lực của văn bản pháp luật này thì sẽ áp dụng Bộ luật Hình sự năm 1999 để giải quyết. 

Với nguyên tắc như vậy nên cơ quan điều tra xác định ông Nguyễn Đức Chung có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội và đối với việc mua chế phẩm Redoxy xử lý nước hồ ở Hà Nội nhưng lại áp dụng hai điều luật khác nhau ở hai bộ luật khác nhau.

Điều 281. Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" như sau:

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt  tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên thì khung hình phạt mà ông Nguyễn Đức Chung đang bị truy tố có mức hình phạt là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm theo quy định tại khoản 1, Điều 281 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, tùy thuộc vào nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà tòa án sẽ quyết định áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" như sau:

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Theo nội dung truy tố, thì ông Chung bị đề nghị xét xử theo khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt là phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Như vậy, mức cao nhất của hai tội danh bị đề nghị xét xử lần này theo quy định của pháp luật có tổng hình phạt tới 20 năm tù. Trong trường hợp toà án kết án mà ông Chung phạm nhiều tội ở nhiều vụ án khác nhau thì tòa án sẽ tổng hợp hình phạt theo nguyên tắc mức hình phạt tù có thời hạn sẽ không quá 30 năm.

Ngoài ra, với chính sách khoan hồng, nhân đạo thì tòa án cũng có thể xét xử nhẹ hơn mức hình phạt mà viện kiểm sát truy tố, xét xử dưới khung hình phạt. Bởi vậy, mức hình phạt cụ thể sẽ được tòa án xác định trong trường hợp có bản án kết tội và trên cơ sở tính chất, mức độ hành vi phạm tội và các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được làm rõ tại phiên tòa, Luật sư Cường phân tích.

Hai vấn đề lớn trong luật hình sự là tội phạm và hình phạt. Theo đó vấn đề hình phạt chỉ đặt ra khi tòa án xác định bị cáo có tội. Khi đã xác định bị cáo có tội thì tòa án sẽ xác định chế tài bằng cách lựa chọn loại hình phạt và mức hình phạt phù hợp đối với từng bị cáo theo chính sách xét xử hình sự. Hình phạt sẽ đảm bảo kết hợp hài hòa hai yếu tố khoan hồng và nghiêm trị. Sẽ khoan hồng với những người phạm tội lần đầu, vai trò thứ yếu, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả. Sẽ nghiêm trị đối với người chủ mưu, cầm đầu, thực hành tích cực, ngoan cố chống đối, không nhận thức được hành vi, sai phạm của mình. Việc khoan hồng đối với ai phải nghiêm trị đối với ai sẽ được hội đồng xét xử cân nhắc đánh giá trong quá trình giải quyết vụ án, trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đã được làm rõ tại phiên toà.

Trong những căn cứ quyết định hình phạt thì việc bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả, có thành tích suất sắc trong học tập, lao động là những tình tiết giảm nhẹ đáng kể. Ông Nguyễn Đức Chung và các đồng phạm là những người có hiểu biết pháp luật, có luật sư bào chữa nên  trong trường hợp không kêu oan thì có thể sẽ vận dụng triệt để các quy định của pháp luật để được áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ nhất có thể để đề nghị xét xử ở dưới mức thấp nhất của khung hình phạt truy tố.

HỒNG HẠNH

Cho vay tiền với lãi suất cao hơn lãi suất theo quy định của pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?

Đơn khởi kiện, đơn tố cáo theo pháp luật Triều Nguyễn

(LSVN) - Luật nghiêm cấm các thân thuộc không được thưa kiện hoặc tố cáo nhau, trừ trường hợp phạm tội nghiêm trọng làm xâm hại đến nhà vua (bất trung) và cha mẹ (bất hiểu).

Ảnh minh họa.

Việc kiện thưa được quy định từ Điều 301 đến Điều 311 của bộ Luật Gia Long.

Về đơn kiện, Điều 305 Luật Gia Long đã quy định về việc gửi đơn kiện, chỉ cho phép một đơn thưa đối với một việc, trong đó thưa về chuyện phạm tội thật và có bằng chứng. Vụ việc phải có liên hệ mật thiết với mình thì mới được trình thưa.

Điều 308 Luật Gia Long quy định rõ chủ thể thưa kiện phải trực tiếp công khai và phải có đủ chứng cứ. Ngoài ra, nếu kiện thưa việc quân lương hoặc quản lý về quân đội hay dân chúng thì phải công khai đồng loạt thưa lên. Lý trưởng nhận lãnh và đem trình với nha môn châu, huyện thì mới được thụ lý.

Luật quy định trường hợp kiện vượt cấp sẽ bị xử phạt 50 roi. Nếu đón chờ xa giá của nhà vua đi qua để thưa gửi sự việc mà không đúng về tình thật thì bị xử phạt 100 trượng. Nếu xông thăng vào nghi trượng của nhà vua để thưa gửi mà chuyện không thật thì bị xử treo cổ. Nhưng nếu vì bị oan uổng mà buộc phải làm như vậy để mong mình được thoát tội thì là chuyện khác, nghĩa là không bị bắt tội (Điều 301 Luật Gia Long).

Trên nguyên tắc, đơn kiện phải do đương sự làm và nộp tại nha môn có thẩm quyền phân xử vụ kiện. Nhưng nhiều khi, vì đương sự không biết chữ, nên đơn kiện phải do người khác làm hộ; trong trường hợp này, họ tên và địa chỉ của người làm đơn phải được ghi rõ ở cuối đơn.

Để hạn chế việc khởi kiện, Điều 309 của Luật Gia Long quy định về việc nghiêm trị đối với những hành vi xúi giục việc kiện cáo, hay lập mưu kế để thưa kiện, hoặc thuê người đi kiện, dạy người thưa kiện... Theo đó, nếu đem việc hư làm việc thực để đến nỗi đơn kiện bị sai lạc thì người làm đơn hộ sẽ bị trị tội.

Như vậy, nhà làm luật đã rất quan tâm đến vấn đề ngăn chặn những tình trạng xui giục việc kiện cáo của các “thầy cờ", là những người chuyên sống về nghề xui nguyên giục bị và hối mại quyền thế. Điều 388 trong Luật Gia Long quy định, nếu những lại điển (tức là các thư lại) làm việc về hình án tại các nha môn, mà thay cho người ta trong việc viết tờ khai, hay thảo tờ khai thêm về tình tiết vào đơn kiện thì cứ theo luật “cố xuất nhập nhân tội" (cố ý thêm bớt tội cho người) để xử.

Khi nộp đơn kiện, các đương sự phải nộp tiền “đảm lễ" tại công đường. Sở dĩ có sự quy định về việc nộp tiền đảm lễ một cách công khai là để tránh việc đút lót hối mại quyền thế. Đảm lễ có nghĩa như tụng phí (đảm lễ có nghĩa là gánh chịu các phí tổn). Đảm lễ phải nộp nhiều hay ít, tuy theo cấp nha môn trên dưới và số các quan xử án, cùng lại thuộc nhiều hay ít. Tiền đảm lễ được dùng để cấp cho các viên chức ở nha môn.

Ngoài đơn kiện còn có đơn tố cáo. Để tránh những sự tố cáo không xác đáng, nhà làm luật bắt buộc đơn tố cáo phải ghi rõ ngày tháng xảy ra việc phạm pháp, và chỉ được tố cáo việc thực sự, không được nói đến những việc còn ngờ.

Như vậy, dù đơn tố cáo có ký tên hẳn hoi mà không hội đủ các điều kiện nói trên thì cũng không được thụ lý. Trong Luật Gia Long, nhà làm luật đã trừng phạt đối với những trường hợp tố cáo nặc danh. Theo Điều 302 Luật Gia Long, phàm ai bỏ giấy hay là dán giấy nặc danh để cáo tội người khác thì bị phạt tội giảo giam hậu, dù việc tố cáo là có thực cũng bắt tội. Hễ ai thấy các giấy tờ ấy thì phải đốt ngay, nếu không đốt mà đem đến quan thì phải phạt 80 trượng. Nếu quan thụ lý những đơn nặc danh cũng phải bị phạt 100 trượng.

Đối với kẻ bị tố cáo, dù việc tố cáo là có thực, cũng không bắt tội. Đang lúc có người bỏ giấy nặc danh, nếu ai bắt được cả người với giấy tờ, đem giải nộp quan thì được thưởng 10 lạng bạc. Việc vu cáo cũng bị luật nghiêm trị. Nếu người bị vu cáo do việc vu cáo đó mà đã được xét xử và thi hành án thì người vu cáo bị hình phạt tương ứng.

Bộ luật còn quy định một số trường hợp khác như quan lại vu cáo, vu cáo tôn trưởng, vu cáo một người mắc nhiều tội, vu cáo 2 hoặc nhiều người, các trường hợp này đều bị xử tăng nặng. Vu cáo phản nghịch gây rối đều không xử đến vợ con. Con cháu mà vu cáo ông bà cha mẹ thì bị xử treo cổ.

Luật nghiêm cấm các thân thuộc không được thưa kiện hoặc tố cáo nhau, trừ trường hợp phạm tội nghiêm trọng làm xâm hại đến nhà vua (bất trung) và cha mẹ (bất hiểu) (Điều 305, 306 Luật Gia Long).

Theo Điều 306 Luật Gia Long, nhà làm luật cấm con cháu không được kiện ông bà, cha mẹ, ông bà ngoại, và vợ không được kiện ông bà cha mẹ của chồng; con cháu không được tố cáo ông bà cha mẹ, ông bà ngoại, ông bà cha mẹ chồng.

Điều 308 Luật Gia Long quy định, người bị tù không được quyền cáo tố người khác; trừ việc tố cáo ngục quan, ngục tốt đối xử tàn tệ, hoặc hành hạ, xâm phạm đối với mình. Người già bệnh nặng cho phép được nhờ người khác đại diện cáo tố thay cho mình. Nhưng đối với trường hợp tố cáo các việc mưu phản, mưu đại nghịch, bất hiếu thì phải tự mình đi tố cáo.

Luật Gia Long không quy định về độ tuổi kiện thưa.

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, 

CẨM NGỌC

Tội tử hình trong Luật Gia Long

Một số vấn đề về xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án của Tòa án tại khoản 6 Điều 252 Bộ luật Tố tụng hình sự

(LSVN) -  Thu thập chứng cứ là một giai đoạn của quá trình chứng minh. Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định Tòa án có thẩm quyền xác minh, thu thập và bổ sung chứng nhằm đảm bảo cho vụ án hình sự được giải quyết một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, tránh làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên thực tiễn áp dụng quy định này trên thực tế còn nhiều hạn chế và hiệu quả chưa cao do chưa có văn bản của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể.

Ảnh minh họa.

Điều 252 BLTTHS năm 2015 quy định: “Tòa án tiến hành việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ bằng các hoạt động: 

1. Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp;

2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án;

3. Xem xét tại chỗ các vật chứng không thể đưa đến phiên tòa;

4. Xem xét tại chỗ nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án;

5. Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản ngoài các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, cần định giá tài sản quy định tại Điều 206 và Điều 215 của Bộ luật này; trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại; yêu cầu định giá lại tài sản;

6. Trường hợp Tòa án đã yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ nhưng Viện kiểm sát không bổ sung được thì Tòa án có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án”.

Như vậy, theo quy định của luật, việc Tòa án xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ được quy định cụ thể tại Điều 252 BLTTHS năm 2015. Theo đó, để xác định sự thật khách quan của vụ án, Tòa án thực hiện một trong các hoạt động xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ quy định tại Điều này; trong đó có quy định trường hợp Tòa án đã yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ nhưng Viện kiểm sát không bổ sung được, nếu Tòa án xét thấy cần thiết thì có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án. Đây là quy định bảo đảm quyền độc lập của Tòa án nói chung và Hội đồng xét xử nói riêng, Tòa án hoàn toàn có thẩm quyền xác minh, thu thập hoặc bổ sung chứng cứ nếu thấy cần thiết không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát. 

Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án trên thực tế hiện nay còn tồn tại hai quan điểm: 

Quan điểm thứ nhất: Tòa án tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ là độc lập không phụ thuộc vào việc Tòa án đã trả hồ sơ cho Viện kiểm sát hay chưa, theo đó các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đều bình đẳng trong việc thu thập chứng cứ, việc thu thập chứng cứ là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng nhằm làm sáng tỏ nội dung vụ án. 

Quan điểm thứ hai: Tòa án chỉ được tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ khi đã trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ nhưng Viện kiểm sát không bổ sung được hoặc không thực hiện. Như vậy điều kiện tiên quyết trước khi tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ là Tòa án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung và Viện kiểm sát không bổ sung được chứng cứ mà Tòa án yêu cầu thì Tòa án mới được quyền tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ. 

Nghiên cứu các quy định của BLTTHS nhận thấy, hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 252 BLTTHS được cụ thể hóa tại Điều 253 (Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án), Điều 284 (Yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ), khoản 1 Điều 312 (Xem xét vật chứng), Điều 314 (Xem xét tại chỗ), khoản 4 Điều 316 (Hỏi người giám định, người định giá tài sản). Tại đoạn 4, khoản 3 của Điều 280 quy định: “Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Toà án yêu cầu và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Toà án tiến hành xét xử vụ án”. 

Theo tác giả, quy định tại khoản 6 Điều 252 BLTTHS cần được hiểu Tòa án chỉ tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ khi đã trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung nhưng Viện kiểm sát không bổ sung được hoặc không thực hiện, bởi vì khoản 1 Điều 102 Hiến pháp đã quy định rõ Toà án nhân dân là cơ quan xét xử. Do đó, nếu hiểu như quan điểm thứ nhất cho Toà án chức năng điều tra (thu thập chứng cứ) là không phù hợp với chức năng xét xử của Tòa án. Mặt khác, quá trình thu thập bổ sung chứng cứ đã được Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật, nếu trong giai đoạn điều tra, truy tố mà Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát không bổ sung được thì Tòa án cũng rất khó có thể thực hiện được đầy đủ trừ một vài trường hợp như Tòa án cấp trên yêu cầu Tòa án cấp dưới xác minh làm rõ thêm các chứng cứ có trong hồ sơ khi xem xét lại bản án của Tòa án cấp dưới. Đồng thời, việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ của Tòa án trong một số trường hợp còn phát sinh chi phí tố tụng, làm ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ chung của Tòa án. 

Do đó, cơ quan có thẩm quyền cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về phân cấp trách nhiệm, vai trò của Tòa án và Viện kiểm sát trong hoạt động này không sẽ dẫn đến sự đùn đẩy trách nhiệm khi cho rằng Tòa án có quyền bổ sung, thu thập chứng cứ nên Viện kiểm sát không thực hiện việc điều tra bổ sung theo yêu cầu của Tòa án.

HỒ NGUYỄN QUÂN

Tòa án quân sự Khu vực Quân khu 4

Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị không cách ly tập trung với hành khách đi máy bay

Admin