/ Nghiên cứu - Trao đổi
Tội “Sử dụng trái phép chất ma túy” trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và nguy cơ mâu thuẫn với chính sách khuyến khích cai nghiện ma túy tự nguyện
Tội “Sử dụng trái phép chất ma túy” trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và nguy cơ mâu thuẫn với chính sách khuyến khích cai nghiện ma túy tự nguyện

(LSVN) - Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi 2025) đề xuất bổ sung Điều 256a để hình sự hóa hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Dự thảo có phần thận trọng khi giới hạn phạm vi điều chỉnh, chỉ hướng đến nhóm đối tượng “đang hoặc đã từng cai nghiện, điều trị nghiện nhưng tái sử dụng”. Tuy nhiên, cách tiếp cận cho dù thận trọng này vẫn tiềm ẩn nghịch lý về mặt chính sách: người đang có ý định cai nghiện ma túy tự nguyện – một cơ chế vốn được khuyến khích – có thể sẽ phải cân nhắc lại, bởi việc từng tham gia cai nghiện ma túy tự nguyện nay lại trở thành căn cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu người đó tái sử dụng.

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

(LSVN) - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm đọc Diễn văn Lễ kỷ niệm. Tạp chí Luật sư Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung Diễn văn.

Di sản Chiến thắng 30/4/1975: Từ thắng lợi quân sự đến nền tảng khoa học của tư duy giải phóng và phát triển quốc gia
Di sản Chiến thắng 30/4/1975: Từ thắng lợi quân sự đến nền tảng khoa học của tư duy giải phóng và phát triển quốc gia

(LSVN) - Ngày 30/4/1975 đã khắc một dấu son chói lọi vào lịch sử dân tộc Việt Nam - một mốc son thiêng liêng, biểu tượng của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất non sông. mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của hòa bình, thống nhất và kiến thiết đất nước trong độc lập, tự do [1].

Xây dựng khung pháp lý về tài sản số - Vấn đề cấp bách nhưng cần thận trọng
Xây dựng khung pháp lý về tài sản số - Vấn đề cấp bách nhưng cần thận trọng

(LSVN) - Bài viết phân tích, đánh giá vấn đề xây dựng khung pháp lý về tài sản số, đặt trong bối cảnh thị trường tài sản số tại Việt Nam đang bùng nổ, trở thành một trong những điểm “nóng” hấp dẫn nhất trong khu vực. Trên cơ sở lập luận đa chiều, bài viết làm rõ những vấn đề cần lưu ý khi tiến tới xây dựng khung pháp lý toàn diện về tài sản số, đồng thời tham khảo quy định của một số quốc gia, khu vực tiêu biểu như Hoa Kỳ, Liên minh Châu âu (EU), Singapore. Từ đó, tác giả đưa ra gợi mở mang tính thực tiễn nhằm xây dựng khung pháp lý về tài sản số toàn diện trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Cần phạt nặng kinh tế đối với người phạm tội tham ô, hối lộ
Cần phạt nặng kinh tế đối với người phạm tội tham ô, hối lộ

(LSVN) - Tác giả cho rằng, việc không áp dụng hình phạt tử hình mà áp dụng hình phạt chung thân không giảm án đối với tội tham ô, hối lộ, đây là bước tiến trong công tác xây dựng pháp luật, đảm bảo quyền con người và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Những rào cản pháp lý và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả đầu tư các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát điện tại Việt Nam
Những rào cản pháp lý và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả đầu tư các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát điện tại Việt Nam

(LSVN) - Thu hút đầu tư vào các dự án điện rác là mục tiêu quan trọng của Việt Nam nhằm giải quyết đồng thời các nhóm vấn đề bức thiết trong bảo vệ môi trường, chống biển đổi khí hậu, phát triển bền vững và xây dựng kinh tế tuần hoàn [1], trong đó cần nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải đô thị theo hướng thúc đẩy công nghệ mới thay thế các công nghệ đốt, chôn lấp lạc hậu và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, thúc đẩy tái tạo năng lượng và các sản phẩm, nhiên liệu tái chế [2],[3].

Khắc phục khoảng trống pháp lý trong xác định đất ở đối với thửa đất có đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024: Từ 'luật hóa nguyên tắc' đến 'thực thi chính sách'
Khắc phục khoảng trống pháp lý trong xác định đất ở đối với thửa đất có đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024: Từ 'luật hóa nguyên tắc' đến 'thực thi chính sách'

(LSVN) - Luật Đất đai năm 2024 là văn bản đầu tiên luật hóa nguyên tắc xác định diện tích đất ở trong thửa đất có cả đất nông nghiệp (Điều 157), thay thế cho cách làm “mỗi nơi một kiểu” dưới thời Luật 2013. Tuy nhiên, nếu không có hướng dẫn thi hành đầy đủ, linh hoạt và kế thừa hợp lý các cơ chế hỗ trợ trước đây, người sử dụng đất - đặc biệt ở nông thôn - có thể bị thiệt thòi hơn so với thực tiễn đã vận hành dưới Luật 2013. Bài viết này phân tích điểm “thụt lùi” trong cơ chế thực hiện, đồng thời đề xuất 05 nhóm giải pháp để Luật Đất đai 2024 thực sự trở thành công cụ bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.

Học thuyết của Lênin về Nhà nước và Cách mạng: Một số gợi mở lý luận cho đổi mới thể chế chính trị - hành chính ở Việt Nam hiện nay
Học thuyết của Lênin về Nhà nước và Cách mạng: Một số gợi mở lý luận cho đổi mới thể chế chính trị - hành chính ở Việt Nam hiện nay

(LSVN) - Cải cách thể chế chính trị - hành chính là một trong những trụ cột trung tâm của quá trình xây dựng và phát triển Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam hiện nay. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ định hướng: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng” [1]. Cải cách thể chế không chỉ là vấn đề kỹ thuật quản trị hay cải cách bộ máy hành chính, mà cốt lõi là một cuộc cải cách mang tính cách mạng, có liên quan mật thiết đến sự phân bổ, vận hành và kiểm soát quyền lực nhà nước trong mối tương quan với dân chủ, pháp quyền và phát triển.

Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ phát động Phong trào thi đua  "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số "
Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số"

(LSVN) - Sáng ngày 24/4, tại Hà Nội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số". Tạp chí Luật sư Việt Nam trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ phát động.

Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội

(LSVN) - Bài viết tập trung phân tích lý luận về hình phạt và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên đồng thời kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, thể hiện tính đúng đắn, nghiêm minh của pháp luật.

Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

(LSVN) - Với vị trí là một trong những điểm sáng kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện các quy định pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh để thu hút vốn FDI và tăng cường năng lực cạnh tranh.

Vướng mắc khi xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự
Vướng mắc khi xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự

(LSVN) - Tòa án quân sự cũng là một cơ quan xét xử của nước ta, tuy nhiên, Tòa án quân sự lại được giao nhiệm vụ xét xử những vụ án hình sự có tính chất “đặc biệt” hơn. Những vụ án mà Tòa án quân sự xét xử có liên quan đến quân nhân hoặc những đối tượng được tuyển dụng, phục vụ trong Quân đội hoặc những người đang trong thời gian tập trung huấn luyện,…Ngoài ra, Tòa án quân sự cũng có thẩm quyền xét xử những vụ án có liên quan đến tính mạng, sức khỏe,…của quân nhân hoặc những người khác theo quy định hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội hoặc phạm tội trong khu vực do Quân đội quản lý. Mặc dù vậy, trong thực tiễn xét xử vẫn có vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án quân sự.

Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trước hành vi gian lận thương mại nhìn từ thực tiễn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023
Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trước hành vi gian lận thương mại nhìn từ thực tiễn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

(LSVN) - Những vụ việc gây rúng động dư luận trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, thương mại điện tử... trong những năm gần đây không chỉ phản ánh sự yếu kém trong cơ chế giám sát mà còn cho thấy khoảng cách lớn giữa quy định pháp luật và thực tiễn thực thi. Vụ việc sữa giả bị phát hiện và triệt phá vào tháng 4 vừa qua là một minh chứng điển hình.

Tìm hiểu về tội 'Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy'
Tìm hiểu về tội 'Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy'

(LSVN) - Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác buộc họ sử dụng trái phép chất ma tuý trái với ý muốn của họ. Tội phạm xâm phạm quyền tự do và sức khoẻ của con người, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và lan truyền tê nạn nghiện ma tuý. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung phân tích một số quy định còn vướng mắc, bất cập về loại tội phạm này quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự (BLHS), qua đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

(LSVN) - Sáng 16/4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Tạp chí Luật sư Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn quốc tế về bỏ hình phạt tử hình trong hệ thống pháp luật hình sự
Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn quốc tế về bỏ hình phạt tử hình trong hệ thống pháp luật hình sự

(LSVN) - Bài viết phân tích tính hợp lý của việc bãi bỏ hình phạt tử hình trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay, đặt trong bối cảnh quyền con người ngày càng được đề cao trên bình diện quốc tế. Trên cơ sở lập luận đa chiều, bài viết làm rõ những điều kiện cần thiết khi tiến tới xóa bỏ án tử hình, đồng thời so sánh chính sách hình sự của một số quốc gia tiêu biểu như Đức, Pháp, Nhật Bản và Mỹ. Từ đó, tác giả đưa ra kiến nghị mang tính thực tiễn về cải cách hình phạt nghiêm khắc nhất này trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Một số vấn đề về xét giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự
Một số vấn đề về xét giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự

(LSVN) - Công tác xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước cho người phải thi hành án vừa thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước đối với các trường hợp người phải thi hành án không có điều kiện thi hành. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật để xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước còn một số vấn đề còn vướng mắc.

Bàn về áp dụng tình tiết 'Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm' để xác định 'phạm tội 02 lần trở lên'
Bàn về áp dụng tình tiết 'Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm' để xác định 'phạm tội 02 lần trở lên'

(LSVN) - Việc áp dụng tình tiết “Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” để định tội danh hiện còn có vướng mắc trong trường hợp sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính, người vi phạm lại tiếp tục nhiều lần thực hiện hành vi đã bị xử phạt.

Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện về tội 'Tham ô tài sản'
Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện về tội 'Tham ô tài sản'

(LSVN) - Tham ô tài sản là một trong những tội phạm về tham nhũng được quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự (BLHS). Trong thời gian qua, việc xử lý đối với loại tội phạm này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; hậu quả của loại tội phạm này để lại cho xã hội là rất lớn.

Vai trò của an ninh mạng đối với hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng: Những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam
Vai trò của an ninh mạng đối với hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng: Những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam

(LSVN) - Trong bối cảnh công nghệ số phát triển vượt bậc, Fintech (Financial Technology) đã trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy sự đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng. Từ các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý tài sản trực tuyến đến các dịch vụ vay vốn ngang hàng, Fintech không chỉ mang lại sự tiện lợi cho người dùng mà còn tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ này cũng đi kèm với những thách thức lớn về bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu. Trong đó, an ninh mạng đóng vai trò cốt lõi để đảm bảo sự bền vững và đáng tin cậy của các hệ thống Fintech trong lĩnh vực ngân hàng. Tại Việt Nam, khung pháp lý về an ninh mạng đã được xây dựng để bảo vệ hoạt động Fintech, trong đó các quy định pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập môi trường an toàn và minh bạch.

Bàn về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 'tái phạm' và 'tái phạm nguy hiểm'
Bàn về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 'tái phạm' và 'tái phạm nguy hiểm'

(LSVN) - Tái phạm và tái phạm nguy hiểm là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với chủ thể phạm tội được quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Trong một số trường hợp tái phạm và tái phạm nguy hiểm còn là một trong những dấu hiệu thuộc cấu thành cơ bản của tội phạm. 

Hoàn thiện quy định pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong tố tụng hành chính
Hoàn thiện quy định pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong tố tụng hành chính

(LSVN) - Khiếu nại trong tố tụng là một chế định độc lập với khiếu nại trong lĩnh vực hành chính, được điều chỉnh bởi các bộ luật, luật tố tụng tương ứng mà không thuộc điều chỉnh của Luật Khiếu nại, gồm tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính. Việc quy định khiếu nại trong tố tụng là nhằm tạo cơ chế cho người tham gia tố tụng tự giám sát, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình tố tụng. Bài viết phân tích một số hạn chế, bất cập trong quy định về khiếu nại trong tố tụng hành chính và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.

Dự thảo sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Tác động đa chiều đến doanh nghiệp
Dự thảo sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Tác động đa chiều đến doanh nghiệp

(LSVN) - Sau hơn 06 năm triển khai, Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 (“Nghị quyết số 42/2017/QH14”) đã cho thấy hiệu quả trong việc tháo gỡ các vướng mắc xử lý nợ xấu và tạo nền tảng cho việc hoàn thiện Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành (“Luật Các TCTD 2024”). Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/02/2025, Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ xây dựng hồ sơ pháp lý để luật hóa một số nội dung của Nghị quyết này, đảm bảo kế thừa và phát huy kết quả đạt được. Trong đó, việc tăng cường quản trị nợ xấu và phân tán rủi ro là mục tiêu trọng tâm của quá trình sửa đổi Luật Các TCTD 2024.

Có hay không có hành vi xâm phạm khi chỉ sử dụng/sao chép một phần của một tác phẩm?
Có hay không có hành vi xâm phạm khi chỉ sử dụng/sao chép một phần của một tác phẩm?

(LSVN) - Một tác phẩm có thể sẽ bao gồm nhiều tác phẩm nhỏ, hoặc bao gồm nhiều phần mà có thể được tách ra để được sử dụng riêng biệt. Như vậy, khi có hành vi của một bên khác sử dụng một phần riêng biệt trong một tác phẩm, hoặc tác phẩm nhỏ trong một tác phẩm lớn thì hành vi này có bị xem là xâm phạm quyền tác giả hay không?

Tổ chức tín dụng và việc hiện thực hoá các nhiệm vụ được giao trong năm 2025
Tổ chức tín dụng và việc hiện thực hoá các nhiệm vụ được giao trong năm 2025

(LSVN) - Để hiện thực hoá những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với ngành ngân hàng, các tổ chức tín dụng cần lưu ý các vấn đề cụ thể như: Đẩy mạnh hoạt động xử lý và thu hồi nợ; cân nhắc đến việc tham gia vào thị trường mua bán nợ; ứng dụng AI trong hoạt động, vận hành; nâng cao trải nghiệm, chất lượng dịch vụ bên cạnh việc đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay; lưu ý đến các chính sách pháp luật mới tác động đến hoạt động của các tổ chức tín dụng…

Nghiên cứu về phát triển bền vững tiếp cận đa ngành, liên ngành luật học
Nghiên cứu về phát triển bền vững tiếp cận đa ngành, liên ngành luật học

(LSVN) - Bài viết phân tích khái niệm phát triển bền vững và các hướng nghiên cứu về phát triển bền vững, chứng minh rằng hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực này đòi hỏi phải vận dụng kiến thức và phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó bao gồm luật học. Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích các khái niệm tiếp cận đa ngành, liên ngành khoa học, từ đó suy rộng ra các khái niệm tiếp cận đa ngành, liên ngành luật học. Từ khái niệm tiếp cận đa ngành, liên ngành luật học và các hướng nghiên cứu về phát triển bền vững, tác giả đánh giá sự cần thiết, vai trò và gợi mở một số cách thức áp dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành luật học trong nghiên cứu về một số nội dung quan trọng của phát triển bền vững.