(LSVN) - Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (gọi tắt là Liên hiệp Anh, hoặc nước Anh) là một trong những quốc gia có nền pháp lý lâu đời nhất trên thế giới (hơn 1.000 năm), với nhiều thay đổi qua các thời kỳ lịch sử. Tư pháp cũng không phải là ngoại lệ, cuộc cải cách tư pháp tại Anh đầu thế kỷ XXI đã trở thành một dấu mốc quan trọng trong lịch sử tư pháp của quốc gia này - đánh dấu một bước ngoặt mới trong sự độc lập của cơ quan tư pháp, cùng với đó là sự hình thành của Tòa án Tối cao Liên hiệp Anh. Bài viết nghiên cứu những vấn đề về cải cách tư pháp tại Anh đầu thế kỷ XXI và đề xuất những gợi mở cho Việt Nam.
(LSVN) - Ngày 24/7, các nghị sĩ Israel đã thông qua điều khoản quan trọng trong dự thảo kế hoạch cải cách tư pháp gây tranh cãi nhằm hạn chế quyền can thiệp của Tòa án Tối cao đối với các quyết định của Chính phủ.
(LSVN) - Hàng chục nghìn người biểu tình Israel ngày 15/7 đã đổ ra đường phố Tel Aviv và nhiều nơi khác trên khắp cả nước để phản đối kế hoạch thúc đẩy cải cách hệ thống tư pháp của chính phủ liên minh cầm quyền hiện nay.
(LSVN) - Theo hãng tin AFP, ngày 10/7, trong phiên họp đầu tiên, Quốc hội Israel đã thông qua dự luật gây tranh cãi nhằm hạn chế quyền lực của Tòa án, trong nỗ lực mới nhằm thúc đẩy kế hoạch cải cách tư pháp gây chia rẽ ở nước này.
(LSVN) - Theo phóng viên tại Rome, ngày 15/6, Chính phủ Italy đã công bố dự luật cải cách tư pháp nhằm tăng cường quyền của bị cáo, những biện pháp được cố Thủ tướng Silvio Berlusconi, người vừa qua đời hôm 12/6, ủng hộ từ lâu sau nhiều năm đấu tranh pháp lý với các công tố viên.
(LSVN) - Cùng với tiến trình cải cách tư pháp trong quá trình lập hiến, lập pháp, các quy định địa vị pháp lý của bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng nguyên tắc tôn trọng các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật thế giới. Trong đó, quyền bào chữa của bị cáo là một quyền quan trọng góp phần đảm bảo giải quyết vụ án khách quan, đúng đắn, thể hiện sự tôn trọng quyền con người của người bị đưa ra xét xử. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vẫn còn bộc lộ một số vướng mắc, hạn chế liên quan đến quyền bào chữa của bị cáo. Bài viết tập trung làm rõ về quyền bào chữa của bị cáo và phân tích một số hạn chế pháp lý và thực thi để đề xuất kiến nghị nhằm đảm bảo và nâng cao hiệu quả quyền bào chữa của bị cáo.
(LSVN) - Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp. Trong đó, dự thảo đề xuất quy định về nội dung và hình thức hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
(LSVN) - Tháng 12/2022, Ủy ban châu Âu đã đóng băng gần 22 tỉ euro từ quỹ gắn kết của EU dành cho Hungary trong giai đoạn 2021-2027, với lý do Budapest không đáp ứng các tiêu chuẩn của châu Âu về pháp quyền.
(LSVN) - Tối 04/02, hàng chục nghìn người dân Israel tiếp tục xuống đường trong ngày cuối tuần thứ 5 liên tiếp để phản đối kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ do Thủ tướng Benjamin Netanyahu đứng đầu.
(LSVN) - Công lý và tư pháp là hai khái niệm có mối quan hệ mặc định, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó công lý vừa là nền tảng, vừa là mục tiêu, đồng thời vừa là tiêu chí đánh giá nền tư pháp của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, bảo vệ công lý đã được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của cải cách tư pháp, gắn với hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử của tòa án. Bài viết phân tích mối quan hệ giữa công lý và hoạt động tư pháp, đặc biệt là hoạt động xét xử của tòa án; vị trí, vai trò của việc bảo vệ công lý trong cải cách tư pháp, đồng thời xác định những hạn chế, từ đó gợi mở những giải pháp thực hiện mục tiêu bảo vệ công lý trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
(LSVN) - Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng "luôn trăn trở về quyền lợi của người dân, thấy người dân khiếu kiện ông rất xót xa, nên đã quyết liệt cải cách hệ thống tư pháp".
(LSVN) - Ngày 26/8/2021, tại Hà Nội khi kết luận tại Phiên họp thứ 13 Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận và chỉ đạo Tòa án nhân dân tối cao hoàn thành đề án “Thí điểm xét xử trực tuyến các vụ án tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính và hình sự” trong tình hình mới.
(LSVN) - Việc xây dựng Chiến lược mới về cải cách tư pháp cần phải dựa vào những nền tảng lý luận và nền tảng thực tiễn, trong đó có thực trạng cải cách tư pháp ở nước ta thời gian qua. Bài viết này tìm hiểu một cách khái quát thực trạng cải cách tư pháp ở nước ta thời gian qua, góp phần cung cấp những cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng Chiến lược mới về cải cách tư pháp ở nước ta. Cụ thể là làm sáng tỏ những kết quả, những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế của cải cách tư pháp ở nước ta thời gian qua; từ đó nêu những vấn đề đặt ra đối với tiếp tục cải cách tư pháp ở nước ta thời gian tới.
(LSVN) - "Những kết quả trên là sự nỗ lực, từng bước cải thiện thể chế pháp luật của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Tuy nhiên, qua thực tiễn hành nghề Luật sư của mình, tôi nhận thấy còn có một số quy phạm pháp luật chưa rõ, chưa có cách hiểu thống nhất, còn gây tranh cãi hoặc chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn trong việc áp dụng; chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích, hướng dẫn đầy đủ, kịp thời".
(LSVN) - Từ 2022, công việc xây dựng và hoàn thiện thể chế đóng vai trò then chốt và xuyên suốt trong các chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước. Ngày 03/11/2021, khai mạc Hội nghị trực tuyến toàn quốc thực hiện Kết luận 19-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV. Mới đây, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã quyết định Kỳ họp bất thường của Quốc hội vào tháng 01/2022 sẽ tập trung xem xét một số dự án luật nằm trong chương trình này. Trong bối cảnh đó, đội ngũ Luật gia, Luật sư chúng ta phải làm gì để góp phần chung vào chương trình xây dựng và hoàn thiện thể chế này?
(LSVN) - Tham gia tố tụng trong vụ án hình sự là một chức năng cung ứng dịch vụ pháp lý của luật sư được pháp luật hành nghề Luật sư và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định. Trong chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 được Bộ Chính trị ban hành đã xác định vai trò và vị trí của luật sư trong thời gian qua. "Đào tạo, phát triển đội ngũ Luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để Luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với Luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức Luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức Luật sư đối với thành viên của mình"(1).
(LSVN) - Sáng ngày 08/01/2022, tại trụ sở TAND Tối cao, Trung tâm Giám sát và điều hành hoạt động TAND kết nối phiên tòa xét xử trực tuyến tại điểm cầu TAND Cấp cao tại Hà Nội; TAND TP. Hải Phòng; TAND tỉnh Bắc Giang - Trại tạm giam Công an tỉnh. Đây là lần đầu tiên hệ thống TAND tổ chức xét xử trực tuyến trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
(LSVN) - Để củng cố các cơ sở khoa học và thực tiễn của các đề xuất cải cách tư pháp tại Tòa án và bảo đảm hoàn thiện Đề án chất lượng, Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) tổ chức Hội thảo khoa học “Cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận, phát biểu, cho ý kiến trực tiếp đối với các định hướng về nhiệm vụ, giải pháp cải cách tư pháp của Tòa án và các vấn đề khác có liên quan.
(LSVN) - Thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐ ngày 20/7/2021 của Ban chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao tổ chức nghiên cứu, xây dựng Đề án “Cải cách tư pháp tại TAND đến 2030, định hướng đến 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
(LSVN) - Sau 15 năm thực thi Nghị quyết số 49 (từ năm 2005 đến nay), cải cách tư pháp đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng khích lệ, qua đó góp phần bảo vệ công lý trong hoạt động tư pháp một cách hiệu quả hơn. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều hạn chế cần giải quyết để thúc đẩy cải cách tư pháp ở nước ta lên một bước mới, qua đó bảo vệ công lý một cách vững chắc và toàn diện, trong mọi hoạt động và giai đoạn của tố tụng tư pháp, đặc biệt là tố tụng hình sự.