(LSVN) - Tranh chấp thừa kế nói chung và tranh chấp chia di sản thừa kế nói riêng ở nước ta là loại án dân sự phổ biến, phức tạp, có những vụ án kéo dài, xét xử nhiều lần ở nhiều cấp Tòa án. Nguyên nhân làm cho tranh chấp chia di sản thừa kế phức tạp vì đây là tranh chấp giữa những người thân thích có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; di sản thừa kế thường là quyền sử dụng đất và nhà ở, là những tài sản có giá trị lớn, thiết yếu; việc giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật như pháp luật về thừa kế, về sở hữu, về hôn nhân và gia đình, về đất đai, về nhà ở....và pháp luật khác có liên quan.
(LSVN) - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Đây là quyền cơ bản của công dân và một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS). Tuy nhiên, việc cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền này như thế nào còn phụ thuộc rất nhiều bởi các quy định khác của BLTTDS và cách nhận thức, áp dụng trong thực tế của những người tiến hành tố tụng.
(LSVN) - Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rõ tại khoản 2 Điều 108: "Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá…". Do đó chủ thể đầu tiên có thẩm quyền kiểm tra, đánh giá chứng cứ chính là chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Ngoài ra, Bộ luật Tố tụng hình sự còn quy định về quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng về kiểm tra, đánh giá chứng tại các Điều 73, 83, 84 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Qua đó cũng thấy được chủ thể có thẩm quyền kiểm tra đánh giá chứng cứ gồm: Chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng và một số chủ thể tham gia tố tụng.