Bàn về 12 điều khoản quan trọng về sáng chế tại Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022
Bàn về 12 điều khoản quan trọng về sáng chế tại Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022

(LSVN) - Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) sửa đổi năm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, ngoại trừ các quy định về nhãn hiệu âm thanh có hiệu lực từ ngày 14/01/2022 và các quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm đối với hóa chất nông nghiệp sẽ có hiệu lực từ ngày 14/01/2024. Trong đó, Luật SHTT năm 2022 đã có những sửa đổi sâu rộng được coi là một cuộc đại tu lớn đối với hệ thống sáng chế của Việt Nam hiện nay. Để tuân thủ các quy định trong một loạt các hiệp định về SHTT, như CPTPP, EVFTA và RCEP mà Việt Nam mới tham gia ký kết và là thành viên, nhiều điều khoản quan trọng về sáng chế đã được bổ sung và sửa đổi vào Luật SHTT năm 2022 nhằm giúp cho quá trình thẩm định sáng chế ở Việt Nam hiệu quả hơn.

NFT trong Luật Sở hữu trí tuệ
NFT trong Luật Sở hữu trí tuệ

(LSVN) - Thông thường khi một tác phẩm được tạo ra và bán đấu giá trên thị trường thì bản quyền sẽ thuộc về người sở hữu tác phẩm. Chính vì là một hiện tượng hoàn toàn mới nên quyền tác giả và người mua NFT sẽ gặp nhiều thách thức, rủi ro cao trong việc xác định bản quyền. Trên thực tế, ai cũng có thể sáng tạo và đăng bán các tác phẩm của mình trên thị trường. Các nền tảng đều được mã hóa nên việc sở hữu một tác phẩm chủ yếu dựa vào niềm tin là chủ yếu. Việc luật pháp chưa có quy chế quản lý chính là lỗ hổng cũng như không có biện pháp bảo vệ khi có gian lận xảy ra.

Hoàn thiện các quy định về bảo hộ quyền tác giả trong dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi)
Hoàn thiện các quy định về bảo hộ quyền tác giả trong dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi)

(LSVN) - Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT) số 50/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006. Qua 16 năm thực hiện, Luật SHTT đã phát huy hiệu quả to lớn trong thực tiễn, tạo hành lang pháp lý hữu hiệu trong việc xác lập, bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tuy nhiên, quá trình thực thi Luật SHTT cũng cho thấy một số quy định của Luật đang bộc lộ những hạn chế, bất cập so với yêu cầu thực tiễn. Mặc dù, Luật SHTT đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2009 và 2019, nhưng những bất cập đó vẫn chưa được khắc phục triệt để. Đặc biệt, với tốc độ phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4IR) và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, việc tăng cường bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ đang ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật SHTT là đòi hỏi cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Những vướng mắc từ thực tiễn thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ
Những vướng mắc từ thực tiễn thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ

(LSVN) - Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT), quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Qua hơn 16 năm thực hiện(1), Luật SHTT đã phát huy hiệu quả to lớn trong thực tiễn, tạo hành lang pháp lý hữu hiệu trong việc xác lập, bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tuy nhiên, quá trình thực thi Luật SHTT thời gian qua cũng cho thấy một số quy định của Luật đang bộc lộ những hạn chế, bất cập so với yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng về công nghiệp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nên việc tăng cường bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Do vậy, việc chỉ ra các hạn chế trong quá trình thực hiện, từ đó sửa đổi, bổ sung Luật SHTT là đòi hỏi cấp bách trong giai đoạn hiện nay.