(LSVN) - Trong bối cảnh thế giới biến đổi nhanh và mạnh mẽ, những nhận thức mới về giá trị cho phát triển bền vững ngày càng được định hình rõ nét. Một trong những giá trị được đề cao, coi trọng, được đánh giá là nền tảng vững bền cho sự phát triển của tất cả các quốc gia chính là giá trị văn hóa dân tộc - một nguồn lực to lớn, là một phần quan trọng trong tổng thể sức mạnh nội sinh của mỗi dân tộc, quốc gia.
(LSVN) - Qua các giai đoạn phát triển của đất nước, doanh nghiệp nhà nước luôn đồng hành và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt, trong giai đoạn đổi mới với nền kinh tế nhiều thành phần, doanh nghiệp nhà nước luôn giữ vững vai trò quan trọng, then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Tuy nhiên, khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém.
(LSVN) - Nhờ chiến lược phát triển bền vững và tiên phong trong các ứng dụng công nghệ thời kỳ cách mạng 4.0, Tập đoàn Bảo Việt đã và đang vững bước vượt qua những thách thức, giữ ổn định hoạt động và phát triển bền vững, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
(LSVN) - Phát triển kinh tế xanh để đạt được tăng trưởng xanh đã trở thành xu hướng tất yếu của kinh tế thế giới hiện đại. Việt Nam đang tiếp tục đà đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đề cao chất lượng và hiệu quả, đồng thời nỗ lực hết sức mình để phục hồi hậu Covid-19.
(LSVN) - Với những nội dung đa dạng, hấp dẫn, Tạp chí Luật sư Việt Nam xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả trong cả nước Ấn phẩm số tháng 3/2022.
(LSVN) - Nước ta đang đối mặt với nhiều thách thức, hàng loạt mâu thuẫn nảy sinh giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường có tác động mạnh tới việc thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật môi trường nói riêng, đòi hỏi các nhà khoa học và lập pháp tìm cách giải quyết để đưa đất nước phát triển bền vững. Khi tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, buộc các chủ thể phải tìm hiểu pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, làm sao cho các hành vi của mình phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật, được pháp luật cho phép và, trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Trong lĩnh vực môi trường, pháp luật là công cụ quan trọng để quản lý môi trường, tạo ra sự phối hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều đó cho thấy hiểu biết và thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường chính là yếu tố bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững không chỉ cho thế hệ hiện tại mà còn cho cả thế hệ tương lai.
(LSVN) - Ngày 14 - 16/6/2022, Hội nghị sữa toàn cầu lần thứ 15 đã được tổ chức tại Pháp, với sự tham dự của gần 200 tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới với nhiều báo cáo, bài trình bày về các xu hướng phát triển bền vững của ngành sữa trên toàn cầu và tại nhiều quốc gia. Tham dự Hội nghị năm nay, Vinamilk - đại diện duy nhất của ngành sữa Việt Nam và Đông Nam Á, được mời đến để chia sẻ về định hướng phát triển bền vững thông qua mô hình Trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm và chuỗi giá trị "xanh" để sản xuất sản phẩm Sữa tươi 100% Vinamilk Green Farm.
(LSVN) - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi UBND Thành phố kiến nghị một số nội dung nhằm sớm ổn định những khó khăn hiện tại của nhiều bệnh viện tự chủ tài chính và có một số giải pháp quan trọng giúp các bệnh viện phát triển bền vững.
(LSVN) - Thể chế phát triển bền vững là khái niệm được nêu ra tại Đại hội Đảng lần thứ XIII. Trong những năm đổi mới gần đây, khái niệm này được nhiều người quan tâm nghiên cứu về các mặt thể chế, phát triển, phát triển bền vững. Tuy nhiên, khi lý giải, người nghiên cứu chỉ tập trung đi sâu vào tính chất hình thức bên ngoài, bản chất nội dung bên trong, chứ không phân tích cụ thể thực chất nguyên lý toàn diện ở giữa; đồng thời không chỉ ra mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan giữa các mặt này với nhau. Tức là, thể chế, phát triển, thể chế phát triển bền vững chưa được làm sáng tỏ về thực chất. Bằng tư duy sáng tạo khoa học, tác giả bài viết phân tích, làm rõ thực chất, hạn chế nhận thức, đồng thời kiến nghị giải pháp xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển bền vững trên nền tảng tư tưởng đúng đắn của Hồ Chí Minh.
(LSVN) - Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển không ngừng và có tác động mạnh đến sự tăng trưởng rộng các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 nhấn mạnh: Phát triển du lịch bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Phát triển du lịch bền vững cũng là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo vệ môi trường, giữ gìn các giá trị, bản sắc văn hóa, bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội.
(LSVN) - Phát triển kinh tế biển xanh (KTBX) - nền tảng để phát triển kinh tế biển một cách bền vững là mục tiêu quan trọng của Nghị quyết số 36- NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế biển gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững. Việc thực hiện Chiến lược này cũng là cơ hội để Việt Nam chuyển từ nền kinh tế biển “nâu” sang kinh tế biển “xanh” - một yêu cầu thực tế, cấp thiết phù hợp với luật pháp quốc tế và mục tiêu phát triển bền vững số 14 về biển và đại dương đến năm 2030 của Liên hợp quốc. Để thực hiện thành công Chiến lược, thúc đẩy phát triển KTBX một cách bền vững cần triển khai thực hiện đồng bộ hàng loạt nhóm giải pháp, trong đó giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về KTBX được xem là một nhiệm vụ quan trọng đầu tiên và cơ bản đặt nền tảng cho thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển. Bài viết nghiên cứu về vai trò và giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về KTBX.