(LSVN) - Bộ luật Hình sư (BLHS) năm 2015 quy định cụ thể về các tội phạm xâm phạm tình dục, đặc biệt là các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em. Nghị quyết số 06/2029/NQ-HĐTP của Toà án nhân dân Tối cao đã hướng dẫn áp dụng một số quy định từ Điều 141 đến 147 của BLHS. Tuy nhiên, trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các loại tội phạm này vẫn con một số vướng mắc, bất cập, cần được hướng dẫn chi tiết và cụ thể.
(LSVN) - Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, biện pháp khẩn cấp tạm thời luôn giữ vai trò rất quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Tuy nhiên, quy định hiện hành về biện pháp khẩn cấp tạm thời đang gây ra một số khó khăn cho Tòa án khi giải quyết các yêu cầu dân sự. Bài viết nghiên cứu về các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, từ đó đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả áp dụng đối với biện pháp này.
(LSVN) - Tây Ban Nha là một nước theo hệ thống pháp luật civil law, hệ thống hình phạt có cấu trúc và các loại hình phạt đa dạng, có điểm tương đồng và khác biệt với hệ thống hình phạt Việt Nam. Để làm rõ những điểm tương đồng, khác biệt này, bài viết tập trung phân tích, so sánh hệ thống hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam với hệ thống hình phạt trong pháp luật hình sự Tây Ban Nha trên một số khía cạnh. Qua đó đánh giá được những ưu, nhược điểm trong hệ thống hình phạt của từng quốc gia và gợi ý một số đề xuất để hoàn thiện hơn hệ thống hình phạt ở Việt Nam hiện nay.
(LSVN) - Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 2015, xâm phạm quyền bình đẳng giới là hành vi cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế dưới bất kỳ hình thức nào vì lý do giới.
(LSVN) - Chuyển đổi xanh và phát triển năng lượng tái tạo là một trong những mục tiêu quốc gia của Việt Nam để đạt được cam kết quốc tế về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Qua việc tham gia UNFCC (1992), ký kết thành công JETP (2022), tham gia các FTA thế hệ mới trong lĩnh vực về đầu tư, thương mại, năng lượng, Việt Nam được coi là cơ hội đầu tư mới của quốc tế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhưng thực tế lại chưa thu hút đầu tư hiệu quả trong lĩnh vực này do thiếu các cơ chế, chính sách và pháp luật mang tính đồng bộ, rõ ràng và ổn định. Trong bài viết này, tác giả chỉ ra một số vướng mắc, rào cản từ kinh nghiệm đúc kết trong quá trình tư vấn pháp luật thực tiễn, từ đó đưa ra gợi ý hoàn thiện chính sách, pháp luật để nâng cao hiệu quả thu hút, hỗ trợ đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
(LSVN) - Phát triển kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu mà các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, quốc gia đầu tiên ở ASEAN đưa quy định về áp dụng kinh tế tuần hoàn vào trong Luật Bảo vệ môi trường và nhiều quy định khác để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Bài viết nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách và pháp luật hiện hành của Việt Nam về phát triển kinh tế tuần hoàn và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phát triển.
(LSVN) - Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật Hình sự năm 2015 mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự..
(LSVN) - Mặc dù thừa nhận trách nhiệm hình sự đối với chủ thể là pháp nhân thương mại phạm tội, tuy nhiên BLHS năm 2015 cũng như các Bộ luật, luật có liên quan không quy định về trường hợp pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng quá trình giải quyết vụ án hình sự pháp nhân thương mại đó chấm dứt hoạt động như: tuyên bố giải thể, phá sản... thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) nữa hay không? Điều này gây khó khăn, lúng túng cho các cơ quan tiến hành tố tụng trên thực tiễn áp dụng pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu cá nhân thực hiện hành vi phạm tội “chết” sẽ bị đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án tuỳ từng giai đoạn tố tụng, vậy pháp nhân khi chấm dứt hoạt động có được đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Theo học viên, cần truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội sau đó chấm dứt hoạt động. Vì nếu không truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ tạo tiền đề cho người khác mở pháp nhân thương mại mới, sau đó lại thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự rồi lại chấm dứt hoạt động để trốn tránh trách nhiệm hình sự.
(LSVN) - Việc cho phép người nước ngoài sở hữu bất động sản ở Việt Nam là một trong những chiến lược phát triển kinh tế quan trọng được Nhà nước ta quan tâm và triển khai thực hiện kể từ khi ban hành Luật Đất đai 2013 và Luật Nhà ở 2014. Tuy nhiên sau gần 10 năm thực thi các chính sách này, số lượng các giao dịch bất động sản của người nước ngoài không đạt được kỳ vọng như mong muốn, mặc dù nhu cầu sở hữu bất động sản của người nước ngoài ở Việt Nam là rất lớn. Vậy, nguyên nhân do đâu mà con số các giao dịch đất động sản của người nước ngoài tại Việt Nam lại khiêm tốn như vậy? Bài viết này tác giả sẽ đi tìm hiểu và lý giải các nguyên nhân chủ yếu tác động đến thực trạng này.
(LSVN) - Trong vụ án về tội “Buôn lậu”, ngoài hành vi buôn lậu, bị cáo còn thực hiện hành vi làm giả các giấy tờ của cơ quan tổ chức để hợp thức hóa việc buôn lậu. Vậy hành vi làm giả các giấy tờ của cơ quan tổ chức có cấu thành tội phạm độc lập hay không vẫn là vấn đề có nhiều những quan điểm không thống nhất, từ đó dẫn đến những khó khăn nhất định trong quá trình áp dụng pháp luật.
(LSVN) - Việc pháp luật quy định một số đối tượng được miễn nộp tạm án phí, án phí khi tham gia tố tụng trong vụ án dân sự tại Tòa án là chính sách nhân đạo trong đó có đối tượng là người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau trong việc áp dụng.
(LSVN) - Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) đã đặt ra các biện pháp ngăn chặn để hỗ trợ cho các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Những biện pháp ngăn chặn này một mặt có ý nghĩa tích cực vào công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, mặt khác là nếu không quy định một cách cụ thể, rõ ràng thì khi áp dụng các biện pháp này rất dễ vi phạm đến quyền con người. Các biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam được quy định trong BLTTHS năm 2015 đã thể hiện được vấn đề bảo đảm quyền con người, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập.
(LSVN) - Hoạt động tố tụng dân sự (TTDS) là một dạng của hoạt động thực tiễn mang tính khoa học và phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Một trong những nguyên tắc hết sức quan trọng nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự chính là nguyên tắc hoà giải trong TTDS. Hiện nay, hoà giải trở thành một phương thức hữu hiệu khi giải quyết các tranh chấp dân sự tại Toà án. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về hòa giải trong giải quyết các vụ việc dân sự vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc nên còn có nhiều cách hiểu khác nhau và áp dụng chưa thống nhất. Xuất phát từ thực trạng đó, bài viết này sẽ phân tích, làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về nguyên tắc hoà giải trong TTDS, đồng thời đưa ra những đề xuất, kiến nghị phù hợp.
(LSVN) - Việt Nam là quốc gia thuộc hệ thống pháp luật dân sự nên hoạt động xét xử chủ yếu dựa trên quy định của luật thành văn. Tuy vậy, không phải lúc nào các nhà lập pháp cũng kịp thời ban hành quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh. Trong tố tụng dân sự, vấn đề giải quyết vụ việc khi chưa có điều luật áp dụng là một chế định lần đầu tiên được quy định trong pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Tại khoản 2, Điều 14, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng và được quy định cụ thể tại Điều 5 về áp dụng tập quán và Điều 6 về áp dụng tương tự pháp luật. Bài viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này và một số vướng mắc, hạn chế từ thực tiễn áp dụng.
(LSVN) - Quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự được quy định tại Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Thông tư số 03/2023/TT-TANDTC của Tòa án nhân dân Tối cơ bản đã khắc phục được những điểm bất cập, hạn chế của Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002 và phù hợp với các nguyên tắc của Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy còn có một số vướng mắc, bất cập, cần được hướng dẫn tháo gỡ, khắc phục.
(LSVN) - Khi giao kết hợp đồng, điều quan trọng mà các bên mong muốn là hợp đồng luôn có hiệu lực và có thể thực thi nhưng vì nhiều lý do mà đôi khi hợp đồng có thể bị vô hiệu. Nhìn một cách tổng thể, quy định pháp luật cơ bản đã giải quyết được những vướng mắc về hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Toà án vẫn phát sinh nhiều bất cập do chưa thống nhất được cách hiểu các quy định pháp luật.
(LSVN) - Ngày 28/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Luật này đã có thêm những quy định cụ thể giúp tăng cường hoạt động quản lý thị trường kinh doanh bất động sản nói chung, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng mang lại ý nghĩa rất lớn đối với các nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đặc biệt là các nhà đầu tư xây dựng Condotel, từ đó hứa hẹn đem lại tiềm năng cho thị trường kinh doanh Condotel sôi động trở lại, cũng như kích cầu du lịch tại các khu vực phát triển dự án đầu tư xây dựng Condotel trên cả nước.
(LSVN) - Pháp luật hình sự Liên Bang Nga có những bước đi khá tiến bộ khi xử lý chuyển hướng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đây là những kinh nghiệm cho Việt Nam trong xử lý vấn đề này.
(LSVN) - Hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi nguy hiểm cho xã hội, là một trong những nguyên nhân, điều kiện để các đối tượng dự định chiếm đoạt tài sản thêm quyết tâm, ý chí để phạm tội. Do đó, khi đấu tranh với tội phạm xâm phạm sở hữu phải đồng thời đấu tranh với hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Theo quy định của pháp luật hiện hành (Điều 323, Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 sửa đổi, bổ sung 2017), bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì hiện nay đã bộc lộ những vướng mắc khiến cho quá trình xử lý hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có chưa thực sự quyết liệt, triệt để. Thực trạng chứa chấp, tiêu thụ tài sản phạm pháp còn diễn ra ở nước ta rất nhiều.
(LSVN) - Quy định về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được quy định tại Điều 47 thuộc Chương VII các biện pháp tư pháp của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS) và Điều 106, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS). Có thể hiểu tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là biện pháp tư pháp được tòa án quyết định áp dụng đối với người phạm tội góp phần phòng ngừa người đó tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội mới [1]. Tuy nhiên, khi thực hiện vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc nhất định.
(LSVN) - Trong tương lai, với tiềm năng của Việt Nam năng lượng tái tạo sẽ là một phần thiết yếu trong tổ hợp năng lượng đa dạng của các công nghệ tạo ra lượng khí thải carbon thấp hiện có ở Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống cơ chế chính sách liên quan năng lượng tái tạo (bao gồm năng lượng mặt trời, gió trên bờ và ngoài khơi và năng lượng sinh khối) vẫn cần tiếp tục hoàn thiện để nâng cao khả năng thu hút đầu tư và bảo hộ đầu tư trong lĩnh vực này. Các vấn đề chính cần giải quyết là cơ chế giá FIT và các điều khoản hợp đồng PPA quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và tài trợ cho các nguồn năng lượng tái tạo quy mô tiện ích dài hạn. Với bài học từ các quốc gia, sự hợp tác của các chuyên gia quốc tế, sẽ tìm ra cách tốt nhất để hình thành cơ chế khung pháp lý nhằm thúc đầy khuyến khích phát triển các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam, vừa góp phần phát triển kỷ nguyên mới của nền kinh tế tiến thêm một bước gần hơn tới việc ứng dụng rộng rãi năng lượng tái tạo.
(LSVN) – Sau hơn 7 năm kể từ khi Thông tư số 244/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp (LLTP) có hiệu lực, việc triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, khi triển khai Thông tư số 244/2016/TT-BTC ở các địa phương vẫn gặp một số khó khăn, bất cập, chưa hợp lý cần sửa đổi, bổ sung.
(LSVN) - Sau đây là một số phân tích của tác giả về Hợp đồng CTV và Hợp đồng DV với cá nhân – những loại Hợp đồng hay phát sinh trên thực tế (bên cạnh HĐLĐ) nhằm đóng góp thêm một góc nhìn pháp lý về các loại hợp đồng này cho các doanh nghiệp và các cá nhân tham gia vào các loại hợp đồng này.
(LSVN) - Nhãn hiệu là những biểu tượng, tên thương hiệu và dấu ấn đặc trưng không chỉ đánh dấu sự khác biệt giữa các sản phẩm và dịch vụ, mà còn thể hiện giá trị thương hiệu và danh tiếng của các doanh nghiệp. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định sự thành công và sự phát triển bền vững của các công ty trong một thị trường ngày càng cạnh tranh. Với tốc độ phát triển kinh trong những năm gần đây, Việt Nam đã gia tăng đáng kể trong việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu, tỉnh Đồng Nai cũng không phải là ngoại lệ. Tại đây, hàng trăm doanh nghiệp đua nhau đăng ký và bảo vệ các nhãn hiệu của họ, đánh dấu bước tiến quan trọng trong sự phát triển công nghiệp và thương mại. Tuy nhiên, việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Đồng Nai không chỉ đơn giản là một quá trình pháp lý. Nó còn đặt ra hàng loạt thách thức và câu hỏi phức tạp liên quan đến quyền sở hữu, bảo vệ, và tác động đến sự phát triển kinh tế và xã hội của khu vực.
(LSVN) - Hiện nay tranh chấp đất đai đang diễn ra ngày càng phức tạp với số lượng ngày càng lớn.Vì vậy, việc hoàn thiện quy định liên quan đến quá trình giải quyết tranh chấp đất đai có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là giai đoạn hòa giải tranh chấp tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã.
(LSVN) - Không chỉ riêng Việt Nam, ở hầu hết các nước trên thế giới, tình trạng trẻ em, người chưa thành niên tham gia vào quan hệ pháp luật lao động là khá phổ biến. Do đó, chúng ta đã ban hành hệ thống pháp luật được áp dụng đặc thù, vừa bảo đảm quyền được tham gia lao động, vừa bảo vệ sự phát triển toàn diện của người chưa thành niên. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng vi phạm pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng người lao động chưa thành niên vẫn còn khá phổ biến.
(LSVN) - Trong các giao dịch M&A, việc thẩm định pháp lý đối với dự án, công ty mục tiêu và các giao dịch của công ty mục tiêu là cơ sở quan trọng để bên mua quyết định giá mua và các điều kiện giao dịch. Bên mua cần phải rà soát, thẩm định những vấn đề trọng yếu nào trong bối cảnh thường bị hạn chế việc tiếp cận đầy đủ thông tin, hồ sơ pháp lý có liên quan trong giai đoạn rà soát pháp lý và đàm phán giao dịch?
(LSVN) – Trong bài viết, tác giả tập trung làm rõ những khó khăn, vướng mắc của tổ chức đấu giá tài sản trong việc đấu giá tài sản thi hành án dân sự. Từ đó, kiến nghị một số giải pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật.
(LSVN) - Trong thời đại chuyển đổi số hóa như hiện nay phương thức giao dịch trực tuyến trở thành xu hướng đem lại hiệu quả cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó đối với tội phạm với hình thức thu thập, sử dụng trái phép các thông tin khách hàng nhằm thu lợi bất chính cho cá nhân, từ đó gây thiệt hại cho nhiều chủ thể và khó khăn cho việc quản lý của Nhà nước và các tổ chức có liên quan. Mặt khác, còn tiếp tay cho nhiều loại tội phạm có sử dụng công nghệ cao như đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác. Với các lý do như trên, bài viết dưới đây tác giả phân tích dựa trên quy định của pháp luật và nêu ra một số khó khăn, vướng mắc, từ đó đưa ra đề xuất kiến nghị hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý các hành vi khai thác trái phép thông tin tài khoản ngân hàng.