Bảo đảm quyền được chỉ định người bào chữa của bị cáo là người dưới 18 tuổi theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Bảo đảm quyền được chỉ định người bào chữa của bị cáo là người dưới 18 tuổi theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

(LSVN) - Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã có quy định về các trường hợp đặc biệt bắt buộc các cơ quan tố tụng hình sự (THTT) phải chỉ định người bào chữa (NBC) cho người bị buộc tội. Bị cáo là người dưới 18 tuổi thuộc một trong các trường hợp đặc biệt nêu trên bởi trong trường hợp này trình độ phát triển thể chất và tinh thần của bị cáo chưa thật hoàn thiện nên họ không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ các quyền của mình do đó pháp luật quy định cung cấp dịch vụ bào chữa miễn phí nếu họ, đại diện, người thân thích của họ không mời NBC mà vẫn muốn có NBC tham gia tố tụng. Quy định này không chỉ thể hiện tinh thần nhân đạo của pháp luật Việt Nam mà còn thể hiện những nỗ lực không ngừng của Đảng và Nhà nước ta đối với việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTHS nói chung và quyền của người dưới 18 tuổi nói riêng.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam tiếp tục tổ chức Hội thảo sơ kết 05 năm thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 tại khu vực phía Nam
Liên đoàn Luật sư Việt Nam tiếp tục tổ chức Hội thảo sơ kết 05 năm thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 tại khu vực phía Nam

(LSVN) - Thực hiện Công văn số 2133/VKSNDTC-V14 ngày 02/6/2023 của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam nghiên cứu, rà soát, sơ kết 05 năm thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS), vào ngày 25/8/2023 tại TP. Hồ Chí Minh, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tiếp tục tổ chức Hội thảo sơ kết 05 năm thi hành BLTTHS nhằm lấy ý kiến về những bất cập, vướng mắc trong quá trình thi hành BLTTHS và đưa ra kiến nghị, đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung BLTTHS 2015. Đây là chương trình tiếp nối Hội thảo đã được tổ chức tại Hà Nội ngày 05/8/2023.

Cách xác định tuổi của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Cách xác định tuổi của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

(LSVN) - Việc xác định tuổi của người tham gia tố tụng là yếu tố tiên quyết khi tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự. Bởi lẽ, chỉ khi xác định được tuổi, đặc biệt là người bị buộc tội, bị hại thì mới có thể xác định được những thủ tục tố tụng cần thiết để truy cứu trách nhiệm hình sự. Song song đó, tuổi của bị can, bị cáo, bị hại chính là căn cứ để định tội danh, áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, quyết định hình phạt đối với người phạm tội.

Hoàn thiện các quy định pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về người tham gia tố tụng là bị hại
Hoàn thiện các quy định pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về người tham gia tố tụng là bị hại

(LSVN) - Người tham gia tố tụng có vai trò quan trọng trong việc xác định và làm rõ sự thật khách quan của vụ án bảo đảm việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Theo quy định tại Điều 55, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 20 nhóm đối tượng được xác định là người tham gia tố tụng, tùy từng giai đoạn tố tụng hình sự, những người tham gia tố tụng có quyền hạn và nghĩa vụ khác nhau. Trong thực tiễn hoạt động xét xử việc xác định tư cách người tham gia tố tụng giữa nguyên đơn dân sự với bị hại, giữa người làm chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong một số trường hợp rất khó xác định được chuẩn xác vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau.

Bàn về quy định thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Bàn về quy định thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

(LSVN) - Biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế là các biện pháp mang tính chất cưỡng chế về mặt tố tụng nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ cho rằng người bị buộc tội, bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội… thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế như: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, áp giải, dẫn giả... Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021 (BLTTHS) đã quy định tương đối đầy đủ về trình tự, thủ tục, điều kiện, thẩm quyền và nhất là về thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế này. 

Kiểm sát viên có quyền thay đổi luận tội tại phiên toà?
Kiểm sát viên có quyền thay đổi luận tội tại phiên toà?

(LSVN) - Vừa qua, tại một phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo bị truy tố về tội “Vi phạm quy định quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, đã xảy ra tình huống Viện Kiểm sát (VKS) đề nghị HĐXX không áp dụng tình tiết giảm nhẹ “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” (trước đó đã được ghi nhận trong cáo trạng và tại phần luận tội), đồng thời cân nhắc xem xét mức hình phạt cao hơn đối với một bị cáo trong vụ án. Đây không phải là tình huống hy hữu trong các vụ án hình sự, mà vẫn thường xảy ra khi bị cáo tại phiên toà không thừa nhận hành vi phạm tội.

Thực tiễn pháp luật về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự
Thực tiễn pháp luật về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự

(LSVN) - Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, một trong những yếu tố quan trọng nhất đó là phải bảo đảm và bảo vệ việc thực hiện quyền. Được coi là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, quyền bào chữa cần được thực thi trong thực tế. Vấn đề này được đặt ra không chỉ nhằm cung cấp cho các chủ thể những yếu tố cần thiết để thực hiện quyền mà còn nhằm bảo đảm tính công bằng trong hệ thống tư pháp.

Một số vướng mắc về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Một số vướng mắc về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

(LSVN) - Tòa án quân sự (TAQS) được tổ chức trong quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền xét xử của TAQS được quy định tại Điều 272 của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015, theo đó Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử các “vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong quân đội nhân dân” (điểm a khoản 1).

Một số vướng mắc tại Điều 255 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Một số vướng mắc tại Điều 255 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

(LSVN) - Để đảm bảo quyền của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là quyền bào chữa của bị cáo; cho bị cáo quyền được biết mình bị truy tố và xét xử về tội gì, theo quy định tại điểm, khoản và điều luật nào của Bộ luật Hình sự; chúng tôi đề xuất cần chỉnh sửa điểm d, khoản 1, Điều 255 Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng như sau: "d) Tội danh và điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự mà VKS truy tố và Toà án xét xử đối với bị cáo".

Đề nghị Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc TW tổ chức sơ kết 05 năm thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Đề nghị Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc TW tổ chức sơ kết 05 năm thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

(LSVN) – Thường trực Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc TW tổ chức sơ kết 05 năm thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; lấy ý kiến của các tổ chức hành nghề Luật sư và các Luật sư thành viên về những bất cập, tồn tại, vướng mắc khi thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện quy định của BLTTHS; tổng hợp báo cáo và gửi ý kiến về Liên đoàn Luật sư Việt Nam.