(LSVN) - Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”. Trong thực tế đời sống, giao dịch dân sự liên quan đến đặt cọc xảy ra rất nhiều, đặc biệt là các giao dịch đặt cọc liên quan đến vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên, các quy định về đặt cọc này còn tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc trong thực tiễn xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng, cần thiết được khắc phục.
(LSVN) - Ngoài việc phân tích các dấu hiệu pháp lý để làm rõ các dấu hiệu của tội "Làm nhục người khác" thì tác giả còn phân biệt tội "Làm nhục người khác" với một số tội khác trong Bộ luật Hình sự (BLHS) để tìm ra những điểm khác nhau cơ bản với mục đích hạn chế nhầm lẫn trong nghiên cứu khi xác định tội danh mà người phạm tội đã thực hiện, đồng thời góp phần vào việc nhận thức thống nhất và áp dụng thống nhất pháp luật.
(LSVN) – Việc đấu tranh phòng, chống tội phạm có đồng phạm bằng các biện pháp trách nhiệm hình sự có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm chính là thực hiện trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm. Quyết định hình phạt đúng đảm bảo cho hình phạt thực hiện được mục đích đặt ra.
(LSVN) - Hành vi không nộp tiền trúng đấu giá biển số xe hay còn gọi là bỏ cọc sau khi trúng đấu giá biển số xe là hành vi vi phạm pháp luật đấu giá, xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính nhà nước, gây lãng phí thời gian, công sức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Do đó, cần thiết phải bổ sung chế tài xử lý để giáo dục, răn đe và ngăn ngừa hành vi bỏ cọc.
(LSVN) - Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay, việc nhận diện bản chất, thủ đoạn, phương thức để lựa chọn giải pháp phù hợp nhằm phòng ngừa, loại bỏ nguy cơ “lợi ích nhóm” trong xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật là thực sự cần thiết. Bài viết phân tích những biểu hiện và tác động của lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện những hoạt động nói trên, qua đó gợi ý một số giải pháp về phòng, chống lợi ích nhóm trong xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
(LSVN) - Kế thừa nguyên tắc nhân đạo của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999, BLHS năm 2015 đã có những sửa đổi quan trọng trong chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Trong đó, lần đầu tiên tại Điều 94 BLHS năm 2015 quy định Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án có quyền quyết định miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng, trong trường hợp nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng biện pháp này. Quy định này nhằm mục đích để người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm, giúp đỡ họ phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên, khi áp dụng trên thực tế còn bộc lộ những khó khăn, vướng mắc nhất định. Do đó, bài viết dưới đây tập trung phân tích dựa trên quy định của pháp luật và đưa ra kiến nghị, hoàn thiện.
(LSVN) - Phân chia tài sản chung của vợ chồng trong vụ án ly hôn là trường hợp rất phổ biến hiện nay tại các Tòa án nói chung. Việc thống nhất, thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng trong vụ án ly hôn là điều mà Tòa án cũng như các đương sự rất mong muốn đạt được, bởi khi sự thỏa thuận của các đương sự đi đến được thống nhất thì quá trình tiến hành tố tụng tại Tòa án được rút ngắn thời gian giải quyết vụ án, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng được đảm bảo tốt nhất.
(LSVN) - Trong quá trình thực hiện các công việc được giao, người lao động có thể được tiếp cận với các thông tin quan trọng cần bảo mật của doanh nghiệp sử dụng lao động. Để bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp, người lao động và doanh nghiệp có thể có các thỏa thuận về không cạnh tranh và bảo mật thông tin. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có các quy định về vấn đề này, tuy nhiên thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều bất cập. Bài viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận không cạnh tranh và bảo mật thông tin cũng như thực tiễn áp dụng, tham chiếu tới các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định này tại Pháp và Mỹ, từ đó rút ra kinh nghiệm và khuyến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan của Việt Nam.
(LSVN) - Tạm giữ người theo thủ hành chính là biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng trong trường hợp khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, hành vi gây thương tích cho người khác; hành vi buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới... Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung phân tích một số khó khăn, vướng mắc trong áp dụng biện pháp này trên thực tế và kiến nghị đề xuất hoàn thiện.
(LSVN) - Trong nỗ lực củng cố, hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số, ngày 22/6/2023, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) 2023 tại Kỳ họp thứ 5 gồm 07 Chương, 54 Điều. Theo đó, Luật GDĐT 2023 bổ sung thêm 33 Điều, quy định mới 18 Điều.
(LSVN) - Tệ nạn ma túy được coi là một trong những mối đe dọa to lớn đối với an ninh nhân loại. Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy đã thành vấn đề có tính toàn cầu và được đưa vào chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ở nước ta, các tội phạm về ma túy tăng nhanh với tốc độ cấp số nhân và hiện nay đã trở thành quốc nạn. Do vậy, chủ động phòng ngừa tội phạm - trong đó có các tội phạm về ma túy là chủ trương và cũng là yêu cầu cấp bách của Đảng, Nhà nước ta nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do tội phạm gây ra, ngăn chặn, giảm bớt và tiến tới loại trừ loại tội phạm này. Bài viết phân tích những quy định pháp luật và thực trạng về phòng ngừa tội phạm ma túy, qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay.
(LSVN) - Việt Nam là quốc gia thuộc hệ thống pháp luật dân sự nên hoạt động xét xử chủ yếu dựa trên quy định của luật thành văn. Tuy vậy, không phải lúc nào các nhà lập pháp cũng kịp thời ban hành quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh. Vấn đề giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng là một chế định lần đầu tiên được quy định trong pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Khoản 2 Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng và được quy định cụ thể tại Điều 5 về áp dụng tập quán và Điều 6 về áp dụng tương tự pháp luật. Bài viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này và một số vướng mắc, hạn chế từ thực tiễn áp dụng.
(LSVN) - Triển khai Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra (viết tắt là Nghị định số 43/2023/NĐ-CP của Chính phủ). Ngày 09/5/2024, Bộ Tài chính có Công văn số 4746/BTC-HCSN về việc lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 73/2015/TTLT-BTC-TTCP của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, cấp phát trang phục đối với thanh tra viên, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan thanh tra Nhà nước (viết tắt là dự thảo Thông tư).
(LSVN) - Quyền sống là một quyền cơ bản và thiêng liêng của con người. Quyền sồng được thừa nhận và được ghi nhận chính thức trong các văn kiện quốc tế quan trọng như Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR), Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng…
(LSVN) - Không thể phủ nhận được rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho nhân loại, một kỷ nguyên công nghệ mới với những phát kiến mang tầm vóc thời đại và các nguyên liệu sáng tạo có tính bước ngoặt đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho loài người nói chung và cho các tổ chức kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp nói riêng. Với sự tiến bộ vượt bậc của các công nghệ như: IoT, AI, blockchain và in 3D, chúng ta đang chứng kiến một bước chuyển mình ngoạn mục, đánh dấu sự phát triển đột phá trong nhiều lĩnh vực từ sản xuất, y tế, giáo dục, quản lý hành chính đến quy trình quản trị và vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh việc nhiều tổ chức kinh tế đã và đang áp dụng công nghệ số vào hoạt động thường nhật của mình nhằm mục đích tiết kiệm công sức, thời gian, chi phí và tối ưu hóa hoạt động sản xuất, phát huy một cách hiệu quả việc sử dụng các tính năng công nghệ vào việc tổ chức các cuộc họp online, họp Đại hội đồng cổ đông trực tuyến, đàm phán hợp đồng với đối tác qua kênh truyền thông đa phương tiện, giới thiệu sản phẩm bằng các nền tảng mạng xã hội thì vẫn còn đó nhiều tổ chức, doanh nghiệp chưa đánh giá được đầy đủ tính ưu việt của các ứng dụng công nghệ, không tiếp cận kịp thời các lợi thế tích cực của nền tảng số và xu hướng kỹ thuật mang tính thời đại. Điều này vô hình trung đã kìm hãm tiến trình nâng cao lợi thế cạnh tranh, cũng như tự tạo ra những phiền toái cho chính các cá nhân, đoàn thể, cổ đông, thành viên góp vốn và các chủ thể có liên quan trong doanh nghiệp.
(LSVN) - Hợp đồng đặt cọc nhằm đảm bảo việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì không bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực như khi các bên tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhưng vẫn sẽ phát sinh hiệu lực[1], có giá trị ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch đặt cọc. Tuy nhiên, trong thực tiễn khi giao kết hợp đồng đặt cọc, để đảm bảo hơn về mặt pháp lý (Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu)[2], các bên trong giao dịch thường vẫn quyết định thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng đặt cọc và vô tình dẫn đến những hệ luỵ không mong muốn sau đó khi bên đặt cọc thiếu thiện chí khi giao kết, thực hiện hợp đồng.
(LSVN) - Một trong các nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 27-NQ/TW) đã xác định[1]: “Hoàn thiện thể chế về Luật sư và hành nghề luật sư, bảo đảm để Luật sư thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với Luật sư, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động hành nghề luật sư. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, am hiểu pháp luật, giỏi về kỹ năng hành nghề và ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế”.
(LSVN) - Tội phạm ma túy đang có xu hướng gia tăng và ngày càng phức tạp trong khoảng thời gian qua. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý, giải quyết các vụ án cơ quan chức năng đã gặp phải một số những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xác định vật chứng, vai trò của các đối tượng phạm tội, cá thể hoá trách nhiệm hình sự của người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong vụ án. Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích dấu hiệu pháp lý của tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” - một trong những tội phạm về ma túy phổ biến nhất và chỉ ra những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng đồng thời kiến nghị, đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật.
(LSVN) - Nguyên tắc “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm” là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Nguyên tắc này nhằm bảo đảm cho việc xét xử đúng người, đúng tôi, đúng pháp luật tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm, đồng thời tránh sai sót trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có nhiều quy định về thẩm quyền Hội đồng xét xử phúc thẩm, khi bản án phúc thẩm có hiệu lực sẽ tạo ra rất nhiều thay đổi lớn trong cả quá trình tiến hành tố tụng và những vấn đề pháp lý liên quan đến vụ án. Xoay quanh hoạt động xét xử phúc thẩm trên thực tế đã xuất hiện những khó khăn, vướng mắc đồng thời với đó là những quan điểm không thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật.
(LSVN) - Xác định số lượng con dấu, tài liệu làm giả đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh, định khung hình phạt. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc nhất định; có trường hợp chưa thống nhất trong nhận thức áp dụng pháp luật giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như những người tham gia tiến hành tố tụng.
(LSVN) - Trước những ảnh hưởng nhiều mặt của người nổi tiếng trên mạng xã hội trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc quản lý hành vi của người nổi tiếng trên mạng xã hội bằng pháp luật là yêu cầu cấp thiết được đặt ra. Bài viết tập trung phân tích về hành vi, tác động của người nổi tiếng trên mạng xã hội và đề xuất giải pháp quản lý hành vi của người nổi tiếng trên mạng xã hội trong thời đại công nghệ số.
(LSVN) - Một trong những vấn đề quan trọng trong giải quyết các vụ án hình sự đó chính là phần dân sự liên quan tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại và quyền yêu cầu giải quyết trong một vụ án hình sự của bị hại do tội phạm gây ra nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại. Tuy nhiên, để xem xét giải quyết phần trách nhiệm dân sự và các thỏa thuận giữa các bên trong cùng một vụ án có phù hợp hay không thì còn có nhiều quan điểm áp dụng chưa thống nhất trên thực tiễn.
(LSVN) - Để nâng cao chất lượng hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm quyền sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện, trước hết cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của hoạt động thực hành quyền công tố.
(LSVN) - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền tự do, dân chủ rất quan trọng của công dân được bảo vệ bằng Hiến pháp và pháp luật. Xâm phạm đến quyền này chính là xâm phạm đến quyền con người. Do đó, nếu người nào thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm minh theo đúng các quy định của pháp luật.
(LSVN) - Khi những ưu đãi về chính sách “tín dụng xanh”, chính sách và lộ trình phát triển sàn giao dịch hạn ngạch phát thải KNK với giao dịch về quyền tài sản là quyền phát thải KNK được hình thành và vận hành vào năm 2028, sự chung tay của toàn xã hội, những cơ chế ưu đãi về chính sách thuế, pháp lý dự án đặc thù cho các công trình ZEB (nếu có) thì việc triển khai các công trình ZEB trong xây dựng có thể sẽ là cơ hội cho những chủ đầu tư tiên phong trong xu thế phát triển bền vững mà cả thế giới đều đang mong muốn hướng tới.
(LSVN) - Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước nói chung và cho khu vực công nói riêng là một trong ba đột phá chiến lược để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Bài viết phân tích một số bất cập trong quy định pháp luật hiện hành đang là rào cản trong thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện.
(LSVN) – Phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến - Online Dispute Resolution (ODR) - trong thương mại điện tử đã được khá nhiều quốc gia áp dụng. Tuy nhiên, phương thức này mới được Việt Nam quan tâm trong thời gian gần đây nên các quy định pháp luật điều chỉnh ODR chưa được hoàn thiện. Thực tế này gây ra không ít khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức ODR. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến ODR là rất cần thiết. Bài viết phân tích thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức trực tuyến và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức này ở Việt Nam hiện nay.
(LSVN) - Thực hiện Chương trình xây dựng Luật năm 2024 của Quốc hội, hiện nay dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đang trong quá trình hoàn thiện, xin ý kiến đóng góp. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin tham gia một số nội dung góp ý đối với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).
(LSVN) - Xác định tiền sự cho đúng để bảo đảm phán quyết của Tòa án được đúng đắn, khách quan và công bằng. Vấn đề này trong thực tế cũng nảy sinh những nhận thức khác nhau.