/ Nghiên cứu - Trao đổi
/ Phân tích - Nghiên cứu
Bàn thêm về khái niệm ‘nhà nước pháp quyền’
Bàn thêm về khái niệm ‘nhà nước pháp quyền’

(LSVN) - Nhà nước pháp quyền là khái niệm được nhiều người quan tâm nghiên cứu, chỉ ra tính chất hình thức, bản chất nội dung sự thật; tuy nhiên, khái niệm này chưa được làm rõ về nguyên lý thật của nó. Tác giả bài viết cho rằng, nhà nước pháp quyền được hiểu là quốc hội, chính phủ, tòa án trong chính quyền nhân dân của quốc gia xác định nguyên tắc xây dựng, thực hiện pháp luật kiến tạo phát triển bền vững thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Bằng tư duy sáng tạo, tác giả phân tích sự thật và lý giải khái niệm nhà nước pháp quyền, hạn chế và nguyên nhân sai lầm nhận thức nó, đồng thời kiến nghị giải pháp khắc phục ở Việt Nam trên nền tảng tư tưởng đúng đắn của Hồ Chí Minh.

Những bất hợp lý trong thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai
Những bất hợp lý trong thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai

(LSVN) - Những quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã gây ra nhiều khó khăn cho các bên tranh chấp trong quá trình giải quyết, một mặt tạo ra những kẽ hở pháp lý và là mầm mống cho các hoạt động tiêu cực của những người có thẩm quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về tội 'Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ'
Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về tội 'Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ'

(LSVN) - Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, đây là quy định quan trọng trong việc xử lý những trường hợp có ý thức coi thường pháp luật, không chấp hành Luật Giao thông đường bộ làm ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn giao thông (ATGT), trực tiếp xâm phạm đến hoạt động bình thường của các phương tiện giao thông đường bộ (GTĐB), tính mạng, sức khỏe của người khác, tài sản của nhà nước, của các tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án có dấu hiệu của tội này nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc do bất cập trong quy định của pháp luật.

Xét xử và thi hành án hành chính: Quy định và thực tiễn
Xét xử và thi hành án hành chính: Quy định và thực tiễn

(LSVN) - Trong những năm gần đây, số lượng các vụ án hành chính được thụ lý, giải quyết có xu hướng gia tăng, nhiều vụ việc có nội dung phức tạp khiến công tác xét xử và thi hành án hành chính được các cơ quan lập pháp, hành pháp đặc biệt quan tâm. Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 15/11/2019 (Chỉ thị 26) về việc tăng cường chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính. Ngày 22/02/2022, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 388/NQ-UBTP15 về việc thành lập Đoàn giám sát và Kế hoạch số 389/KH-UBTP15 giám sát chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân”.  Bên cạnh sự chỉ đạo, giám sát từ Chính phủ, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, các bộ và cơ quan ban ngành khác như Bộ Tư pháp và các cơ quan Tòa án, thi hành án đã tích cực phối hợp, tổ chức thực hiện việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong việc giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án một cách có hiệu quả. Tuy nhiên qua thực tiễn giải quyết, do tính chất đặc thù, nhạy cảm, công tác xét xử và thi hành các vụ án hành chính trong thời gian qua còn gặp khá nhiều vướng mắc và bất cập.

Pháp luật về giải quyết ly hôn: Thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra
Pháp luật về giải quyết ly hôn: Thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra

(LSVN) - Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và khoa học công nghệ, sự thay đổi của lối sống hiện đại dẫn đến số các vụ ly hôn ngày càng tăng. Điều đó đặt ra nhiều yêu cầu đối với quản lý nhà nước từ hoàn thiện pháp luật đến việc đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả giải quyết vụ việc ly hôn, qua đó bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của các bên liên quan, góp phần ổn định trật tự xã hội.

Thực trạng tranh chấp về nuôi con và cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn
Thực trạng tranh chấp về nuôi con và cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

(LSVN) - Ly hôn là điều không ai mong muốn bởi nhiều hệ lụy mà nó mang lại. Một trong số đó là việc tranh chấp giành quyền nuôi con và thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn. Đây cũng là một loại tranh chấp về hôn nhân gia đình phổ biến. Bài viết nêu lên thực trạng của loại tranh chấp này, các quy định hiện hành của pháp luật về giải quyết tranh chấp và những vướng mắc trên thực tế; qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của người dân về quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn.

Bảo vệ quyền trẻ em bằng pháp luật trước những tác phẩm âm nhạc mang tính dẫn dắt, kích động, tình dục và bạo lực
Bảo vệ quyền trẻ em bằng pháp luật trước những tác phẩm âm nhạc mang tính dẫn dắt, kích động, tình dục và bạo lực

(LSVN) - Để có một môi trường âm nhạc an toàn thì hệ thống pháp luật là điều kiện tiên quyết cần phải vào cuộc, bên cạnh đó các cơ quan hành pháp, tư pháp của hệ thống hỗ trợ - bảo vệ trẻ em cũng phải cùng chung tay hành động tức thì để ngăn ngừa “hiểm hoạ” video âm nhạc có tính định hướng tiêu cực cho giới trẻ hiện nay.

Tranh cãi không hồi kết về quy định quản lý tiền công đức cho di tích và hoạt động lễ hội
Tranh cãi không hồi kết về quy định quản lý tiền công đức cho di tích và hoạt động lễ hội

(LSVN) - Năm 2021, dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội (Dự thảo Thông tư lần 2) của Bộ Tài chính nhận được rất nhiều ý kiến góp ý, có cả những phản đối khá gay gắt từ cộng đồng liên quan đến các nhóm quy định về quản lý, thu chi tiền công đức. Nhiều phân tích, bình luận cho rằng Dự thảo Thông tư lần 2 còn nhiều điểm không hợp hiến, không đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với Bộ luật Dân sự các văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo (TNTG) và luật về di sản văn hoá (DSVH). Phải hơn nửa năm sau kể từ lần kết thúc lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư lần 2, Bộ Tài chính mới xây dựng xong Dự thảo (lần 3) Thông tư quy định quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội (Dự thảo Thông tư lần 3) và chính thức gửi lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan từ ngày 29/3/2022 vừa qua.

Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm quy định và thực tiễn thực hiện
Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm quy định và thực tiễn thực hiện

(LSVN) - Tranh tụng là hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên tham gia tố tụng (bên buộc tội và bên gỡ tội) có quyền bình đẳng với nhau trong việc đưa ra chứng cứ để bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình, phản bác lại quan điểm và lợi ích của phía đối lập. “Tranh tụng tại phiên tòa là hoạt động tố tụng được tiến hành tại phiên tòa bởi hai bên tham gia tố tụng, nhằm bảo vệ ý kiến, luận điểm của mỗi bên và bác bỏ ý kiến, luận điểm của bên kia dưới sự điều khiển, quyết định của chủ tọa phiên tòa với vai trò trung gian, trọng tài"(1).

Vấn đề ghi âm, ghi hình việc hỏi cung bị can
Vấn đề ghi âm, ghi hình việc hỏi cung bị can

(LSVN) - Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra, do cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có thẩm quyền thực hiện nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự, làm cơ sở cho việc xác định có hay không hành vi phạm tội và các tình tiết có liên quan đến vụ án.

Dự thảo thay thế Nghị định 82 về khu công nghiệp có thực sự đã bước sang trang mới?
Dự thảo thay thế Nghị định 82 về khu công nghiệp có thực sự đã bước sang trang mới?

(LSVN) - Ngày 22/5/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, là cơ sở pháp lý hiện hành áp dụng cho các đối tượng liên quan đến hoạt động của khu công nghiệp, một bước tiến mới trong tiến trình hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều các chỉnh quan hệ pháp luật đặc biệt quan trọng này trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, sau hơn ba năm áp dụng, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc, cụ thể hơn là thiếu tính đồng bộ và không thống nhất, xung đột đa chiều với các văn bản pháp luật chuyên ngành khác.

Công nhận lẫn nhau trong ASEAN về dịch vụ kế toán, kiểm toán và cơ chế thực hiện tại Việt Nam
Công nhận lẫn nhau trong ASEAN về dịch vụ kế toán, kiểm toán và cơ chế thực hiện tại Việt Nam

(LSVN) - Công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ là cơ chế cho phép nhà cung cấp dịch vụ của quốc gia này có đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ tại quốc gia khác, qua đó góp phần tạo ra sự tự do di chuyển lao động, giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động quốc gia, đặc biệt là lao động chất lượng cao. Bài viết phân tích làm rõ cơ chế công nhận lẫn nhau về dịch vụ kế toán, kiểm toán của ASEAN và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam.

Tội gây ô nhiễm môi trường
Tội gây ô nhiễm môi trường

(LSVN) - Tội gây ô nhiễm môi trường là tội phạm đã được quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 1999 với tên “tội gây ô nhiễm không khí” và được đổi tên thành “tội gây ô nhiễm môi trường” theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 37/2009/QH12.

Tội phạm môi trường và các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Tội phạm môi trường và các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

(LSVN) - Mỗi năm, Việt Nam thiệt hại do ô nhiễm môi trường tương đương với 5% GDP. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở nước ta có nhiều, nhưng các nguyên nhân chính gồm: những bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tính răn đe của các quy định xử lý vi phạm pháp luật môi trường còn thấp; ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường chưa cao... Vì vậy, xác định, quy định cụ thể các chế tài nghiêm minh, đủ sức răn đe trừng phạt các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật môi trường là rất cần thiết, góp phần bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững đất nước. Bài viết này tập trung phân tích về những hành vi vi phạm pháp luật về BVMT và các chế tài xử lý vi phạm.

Kiện phái sinh tại Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng
Kiện phái sinh tại Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng

(LSVN) -  Tác giả đã khái quát sơ lược về sự hình thành và phát triển của chế định “kiện phái sinh” theo pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam, phân tích và chỉ ra những bất cập liên quan đến chế định “kiện phái sinh” theo pháp luật Việt Nam trong mối tương quan với pháp luật Hoa Kỳ, đồng thời đưa ra một số gợi ý để hoàn thiện chế định này tại Việt Nam nhằm nâng cao các tiêu chuẩn về quản trị doanh nghiệp và bảo vệ tốt hơn các quyền, lợi ích hợp pháp của công ty cũng như cổ đông, thành viên góp vốn.

Bàn về các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 29 BLHS năm 2015
Bàn về các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 29 BLHS năm 2015

(LSVN) - Miễn trách nhiệm hình sự thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với hành vi do người phạm tội thực hiện. Đồng thời qua đó nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng và giúp họ trở thành người có ích cho xã hội. Do đó, giải quyết tốt vấn đề trách nhiệm hình sự và áp dụng đúng đắn các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự sẽ tạo cơ sở pháp lý tốt cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Những thay đổi quan trọng của Luật Nhà ở, Luật Đầu tư theo Luật sửa đổi 09 luật
Những thay đổi quan trọng của Luật Nhà ở, Luật Đầu tư theo Luật sửa đổi 09 luật

(LSVN) - Việc ban hành Luật sửa đổi 09 luật nhằm thực hiện yêu cầu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội, nhất là trong điều kiện vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời nhằm đáp ứng yêu cầu phát sinh từ thực tiễn liên quan tới hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp; công tác bảo vệ an ninh mạng, thi hành án dân sự; thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư vào hệ thống truyền tải điện quốc gia; khuyến khích đầu tư sản xuất và sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

Những thay đổi quan trọng của Luật Nhà ở, Luật Đầu tư theo Luật sửa đổi 09 luật
Những thay đổi quan trọng của Luật Nhà ở, Luật Đầu tư theo Luật sửa đổi 09 luật

(LSVN) - Việc ban hành Luật sửa đổi 09 luật nhằm thực hiện yêu cầu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội, nhất là trong điều kiện vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời nhằm đáp ứng yêu cầu phát sinh từ thực tiễn liên quan tới hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp; công tác bảo vệ an ninh mạng, thi hành án dân sự; thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư vào hệ thống truyền tải điện quốc gia; khuyến khích đầu tư sản xuất và sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

Bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt nhìn từ góc độ pháp lý về quyền và trách nhiệm công dân
Bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt nhìn từ góc độ pháp lý về quyền và trách nhiệm công dân

(LSVN) - Trong đường lối lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn coi trọng ngôn ngữ, gắn ngôn ngữ với lợi ích của quốc gia, quyền lợi dân tộc, quyền lợi nhân dân; có định hướng để bảo vệ, gìn giữ và phát triển ngôn ngữ. Tiếng Việt là thành tố quan trọng của văn hóa Việt Nam. Ở nước ta, các dân tộc nhìn chung đều có ngôn ngữ của mình (tiếng mẹ đẻ), nhưng tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia (quốc ngữ) theo quy định tại Hiến pháp 2013. Mọi công dân Việt Nam, dù thuộc dân tộc nào, cũng có trách nhiệm và quyền lợi khi sử dụng quốc ngữ trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhìn từ góc độ pháp lý, bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt là quyền đồng thời là trách nhiệm của mỗi công dân.

Tín dụng cho người yếu thế tiếp cận từ góc độ tài chính toàn diện
Tín dụng cho người yếu thế tiếp cận từ góc độ tài chính toàn diện

(LSVN) - Tín dụng cho người yếu thế mà bản chất là tín dụng chính sách xã hội từ lâu đã trở thành vấn đề không chỉ ở cấp quốc gia của mỗi nước, mà hầu hết các nước trên thế giới đều đặc biệt quan tâm. Nhận thức rõ vai trò của vấn đề này, Việt Nam đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện chính sách và khung khổ pháp lý điều chỉnh lĩnh vực tín dụng đối với người yếu thế, qua đó nhằm tạo sinh kế cho nhóm người khó khăn trong việc tiếp cận với các khoản vay thông thường, góp phần xóa đói, giảm nghèo, hướng tới một xã hội ổn định, công bằng và thịnh vượng, an sinh xã hội được bảo đảm.

Vai trò của chính sách pháp luật tài chính - ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
Vai trò của chính sách pháp luật tài chính - ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

(LSVN) - Chính sách pháp luật tài chính - ngân hàng là cơ sở để từ đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành và/hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến tài chính - ngân hàng. Do đó, nó có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh tài chính của quốc gia cũng như thúc đẩy sự hợp tác và hội nhập quốc tế.

Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với kiểm soát giao dịch tại ngân hàng thương mại
Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với kiểm soát giao dịch tại ngân hàng thương mại

(LSVN) - Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với kiểm soát giao dịch giữa người có liên quan tại ngân hàng thương mại đóng vai trò quyết định đến hiệu quả trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động này. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ các vấn đề bản chất pháp lý liên quan đến nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với kiểm soát giao dịch giữa người có liên quan tại ngân hàng thương mại, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các nguyên tắc này.

Bảo đảm thực hiện tranh tụng trong xét xử, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa
Bảo đảm thực hiện tranh tụng trong xét xử, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa

(LSVN) - Thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐ ngày 20/7/2021 của Ban chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao tổ chức nghiên cứu, xây dựng Đề án “Cải cách tư pháp tại TAND đến 2030, định hướng đến 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Những bất cập về giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn
Những bất cập về giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn

(LSVN) - Thủ tục rút gọn là một dạng đặc biệt của thủ tục tố tụng hình sự, trong đó có sự giản lược một số khâu, một số thủ tục không cần thiết trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử làm cho việc xử lý vụ án nhanh chóng hơn; là sự thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp, được thể hiện trong Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 “xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”.

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động tư pháp
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động tư pháp

(LSVN) - Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân... (Điều 2); “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân” (Điều 3); “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” (Điều 6). Trong các văn bản pháp luật hiện hành đều có quy định về khả năng để mọi công dân tham vào hoạt động tư pháp và giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ trong hoạt động tư pháp được thể hiện bằng việc tham gia hoạt động xét xử của Hội thẩm. Đây là chế định thể hiện rõ nét nhất quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động tư pháp. Chế định Hội thẩm mặc dù đã được pháp luật quy định, tuy nhiên trong thực tế áp dụng vẫn còn những bất cập nhất định.

Quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

(LSVN) - Trong tố tụng hình sự, vấn đề thu thập chứng cứ có vai trò rất quan trọng trong việc xác định sự thật vụ án. Trong đó, người bào chữa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội có quyền được thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề thu thập chứng cứ của người bào chữa tại giai đoạn điều tra vụ án hình sự còn gặp nhiều vấn đề khó khăn và bỏ ngỏ. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa tại giai đoạn điều tra là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội và góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, tránh oan sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Siết chặt điều kiện IPO - Liệu có còn hấp dẫn các doanh nghiệp?
Siết chặt điều kiện IPO - Liệu có còn hấp dẫn các doanh nghiệp?

(LSVN) - IPO được xem là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi doanh nghiệp. IPO và trở thành đại chúng là chỉ dấu ghi nhận sự phát triển về “chất” trong hoạt động quản trị điều hành công ty. Với những tác động tích cực của IPO, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam thời gian qua đã chứng kiến nhiều thương vụ IPO của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như bất động sản, ngân hàng, bất động sản,… Tuy vậy, để nâng cao chất lượng hàng hóa của các thương vụ IPO, đảm bảo sự lành mạnh của TTCK và bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, Luật Chứng khoán 2019 đã có nhiều quy định mới nhằm siết chặt điều kiện IPO và tăng cường quản lý đối với hoạt động này.

Dấu hiệu âm thanh có thể đăng ký làm nhãn hiệu trong Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2021
Dấu hiệu âm thanh có thể đăng ký làm nhãn hiệu trong Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2021

(LSVN) - Đối với "Dấu hiệu âm thanh", một dấu hiệu không thể được nhận biết được bằng thị giác thì điều cần thiết ở đây là nên đưa ra các quy định về hình thức để thể hiện nhãn hiệu âm thanh đó (tương tự như mẫu nhãn hiệu đối với nhãn hiệu có thể nhận biết được bằng thị giác). Tham khảo các khuyến nghị của WIPO và các quy định của pháp luật được trích dẫn ở trên thì “Nhãn hiệu âm thanh” nên có bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh cấu thành nhãn hiệu, mô tả bằng văn bản về âm thanh đó, tệp âm thanh (nên là tệp âm thanh điện tử dưới dạng tệp MP3 hoặc .WAV) hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của các hình thức nêu trên để đảm bảo đúng bản chất của việc đăng ký nhãn hiệu âm thanh, là nhãn hiệu đúng như người nộp đơn mong muốn.

Công nhận tiền ảo - Những vấn đề pháp lý cần đặt ra
Công nhận tiền ảo - Những vấn đề pháp lý cần đặt ra

(LSVN) - Có thể thấy, tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng mặc dù ở Việt Nam chưa được công nhận nhưng bản thân các loại hình tiền này lại đang được thừa nhận và có sự phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia. Do đó, việc ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản và ban hành quy định pháp luật toàn diện điều chỉnh là hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, cũng như bắt kịp được xu thế chung của thế giới. Qua đó, tạo cơ sở vững chắc cho việc quản lý hoạt động giao dịch, môi giới, huy động vốn thông qua phát hành tiền ảo (ICO), thu thuế đối với các thu nhập từ hoạt động liên quan đến tiền ảo... Đồng thời, giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý tốt hơn, đấu tranh có hiệu quả chống lại các hành vi trái pháp luật trong sử dụng tiền ảo (như rửa tiền, tẩu tán tài sản...).