(LSVN) - Quyền tiếp cận thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng, chống tham nhũng (PCTN). Khi người dân có quyền tiếp cận thông tin, họ có thể giám sát và kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước, từ đó phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng. Minh bạch thông tin giúp tăng cường trách nhiệm giải trình của các quan chức và cơ quan công quyền, buộc họ phải hoạt động một cách công khai và minh bạch hơn. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu các hành vi tham nhũng mà còn tạo niềm tin cho người dân vào hệ thống chính trị và hệ thống luật pháp. Hơn nữa, quyền tiếp cận thông tin còn thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong công tác PCTN, tạo ra một môi trường xã hội lành mạnh và công bằng hơn. Chính vì vậy, việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để PCTN và xây dựng một xã hội minh bạch, công bằng.
(LSVN) - Trong suốt quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề phát triển nhà ở cho người dân, trong đó, phát triển nhà ở xã hội là một trong những chủ trương lớn. Từ chủ trương đúng đắn và quyết tâm chính trị cao, công tác phát triển nhà ở xã hội đã đạt được nhiểu kết quả quan trọng, từ hệ thống chính sách đến kết quả triển khai trong thực tiễn.
(LSVN) - Các cơ quan xét xử hình sự của Cộng hòa Pháp bao gồm các cơ quan xét xử thông thường (Tòa Vi cảnh, Tòa Tiểu hình, Tòa Đại hình; và các cơ quan xét xử chuyên biệt (Tòa xét xử người chưa thành niên, Tòa án Chính trị, Tòa án Quân sự). Bài viết nhằm giới thiệu, phân tích và làm rõ về các cơ quan xét xử này.
(LSVN) - Biện pháp định giá và thẩm định giá tài sản là hoạt động quan trọng diễn ra thường xuyên và khá phổ biến trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, vấn đề này vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng.
(LSVN) - Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân , tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại. Mọi hành vi xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo đều là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý với các hình thức tương ứng, trong đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, quy định về tội "Xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo" vẫn còn bộc lộ một số bất cập cần hoàn thiện.
(LSVN) - Tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức"; tội "Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" không phải là tội danh mới được quy định tại Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), song thực tiễn xét xử về tội phạm này cho thấy không ít cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp nhiều vướng mắc, lúng túng và chưa thống nhất trong việc áp dụng các quy định của BLHS về loại tội phạm này.
(LSVN) - Quy định về giới hạn của việc xét xử trong pháp luật tố tụng hình sự có mục đích nhằm đảm bảo tính định hướng cho hoạt động tố tụng của các chủ thể tiến hành tố tụng, các chủ thể tham gia tố tụng ở giai đoạn xét xử, đặc biệt là xác định giới hạn cho Tòa án trong việc thực hiện quyền hành của mình trong quá trình giải quyết vụ án tránh tình trạng lạm quyền, vượt quyền... gây ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể tham gia tố tụng.
(LSVN) - Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bởi tính đơn giản trong quá trình thành lập và vận hành. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình, bao gồm cả tài sản cá nhân và tài sản kinh doanh.
(LSVN) - Bài viết chỉ ra những phân tích về mối tương đồng giữa bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể theo pháp luật Việt Nam và pháp luật sở hữu trí tuệ. Từ đó đưa ra những gợi ý cho Thừa Thiên Huế về việc hoàn thiện chính sách pháp luật tại tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể tại đây.
(LSVN) – Trong bài viết này tác giả đưa ra một số bất cập và kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng.
(LSVN) - Hiện nay, việc tịch thu số tiền cho vay để thu lợi bất chính trong vụ án cho vay lãi nặng còn có nhiều quan điểm khác nhau. Trong thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề tịch thu số tiền cho vay này.
(LSVN) - Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm đặc biệt bởi lẽ thiệt hại xảy ra không phải do hành vi và lỗi của con người mà do hoạt động của những sự vật mà chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại. Mặc dù chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể không có lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, trên thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong giải quyết các vụ việc vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc nên được nghiên cứu để hoàn thiện trong thời gian tới.
(LSVN) - Thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có tính chất chiếm đoạt tài sản, các cơ quan tiến hành tố tụng còn có nhiều quan điểm trái chiều trong việc định tội danh, định khung hình phạt do dấu hiệu pháp lý đặc trưng của những tội phạm này có điểm tương đồng. Phạm vi bài viết, tác giả phân tích những điểm khác biệt cơ bản giữa hai tội danh này và nêu tình huống pháp lý còn gặp khó khăn, vướng mắc trong nhận thức áp dụng pháp luật.
(LSVN) - Hoạt động tiếp công dân có ý nghĩa hết sức quan trọng trong các hoạt động của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta. Bài viết phân tích một số khó khăn, bất cập trong quy định của pháp luật về tiếp công dân. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tiếp công dân nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác tiếp công dân ở Việt Nam hiện nay.
(LSVN) - Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao đã ban hành Nghị Quyết số 01/2021/NQ-HĐTP ngày 20/12/2021 hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và việc xét xử vụ án hình sự về tội "Cho vay lãi nặng” trong giao dịch dân sự.
(LSVN) - Nhóm tác giả kiến nghị cần xác định rõ loại đất được sử dụng trong kinh doanh Condotel là loại đất ở hay đất phục vụ mục đích dịch vụ, kinh doanh thương mại. Nhóm tác giả cho rằng việc xác định mục đích sử dụng của loại đất hỗn hợp này cần dựa vào tính chất của Condotel và mục đích sử dụng chính của nó. Bởi chỉ khi xác định được mục đích sử dụng, mới có thể xác định được những vấn đề liên quan đến tư cách các bên, thời hạn sử dụng đất,...
(LSVN) - Trong nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm cải thiện chất lượng nhà ở. Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 khẳng định quan điểm: “Có chỗ ở thích hợp và an toàn là một trong những quyền cơ bản, là điều kiện cần thiết để phát triển con người một cách toàn diện, đồng thời là nhân tố quyết định để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.
(LSVN) - Sự gia nhập của các tổ chức Luật sư nước ngoài vào thị trường Việt Nam đã đặt ra những thách thức cạnh tranh vô cùng khốc liệt cho các Luật sư trong nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực phức tạp như tranh chấp thương mại quốc tế và đầu tư xuyên quốc gia.
(LSVN) - Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam 10/10/2024 không chỉ là dịp để giới Luật sư nhìn lại những đóng góp trong quá khứ mà còn để suy ngẫm về tương lai. Trong bối cảnh chuyển đổi số và sự phát triển không ngừng của xã hội, nghề luật sư đang đối mặt với những thách thức và cơ hội lớn.
(LSVN) - Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) số 25/2008/QH12, đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008, có hiệu lực từ ngày 01/01/2009. Sau đó, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật BHYT số 46/2014/QH13. Luật đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hệ thống pháp luật về BHYT, là cơ sở pháp lý cao nhất để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân.
(LSVN) - Kể từ khi nhãn hiệu được bảo hộ, cá nhân/pháp nhân đang được ghi nhận là Người nộp đơn của đơn nhãn hiệu sẽ được chính thức ghi nhận thành Chủ sở hữu nhãn hiệu. Hay nói cách khác, nhãn hiệu lúc này chính thức trở thành một tài sản của chủ sở hữu và theo đó, chủ sở hữu có quyền độc quyền sử dụng và khai thác tài sản đối với nhãn hiệu cũng như thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ.
(LSVN) - Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Luật Công Đoàn, để áp ứng hoạt động của tổ chức công đoàn trong thời kỳ mới, yêu cầu từ việc thể chế hóa Hiến pháp, các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, cũng như yêu cầu từ việc hội nhập quốc tế là vô cùng cần thiết để sửa đổi Luật Công đoàn.
(LSVN) - Đua xe trái phép là hoạt động gây mất trật tự, mất an toàn khi tham gia giao thông. Hành vi này đang diễn biến ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều mối đe dọa nguy hiểm, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Mặc dù đã có đầy đủ chế tài xử lý, trong đó có việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Song, việc xử lý tội “Đua xe trái phép” hiện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.
(LSVN) - Trong bối cảnh xã hội hiện đại, mâu thuẫn trong hôn nhân ngày càng phức tạp, đòi hỏi những giải pháp pháp lý mới mẻ và toàn diện. Việc bổ sung chế định ly thân vào Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam không chỉ là cần thiết mà còn giúp bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan, đặc biệt là con cái. Đây là giải pháp giúp giảm căng thẳng, tạo cơ hội hòa giải, và bảo vệ quyền lợi trong hôn nhân.
(LSVN) - Người làm chứng là một chủ thể tham gia tố tụng có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Do đó, bài viết dưới đây tập trung phân tích, đánh giá quy định pháp luật về người làm chứng trong Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) Cộng hòa Liên bang (CHLB Đức), từ đó đưa ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện quy định về người làm chứng.
(LSVN) - Theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) hiện hành thì nhãn hiệu và tên thương mại đều là đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là quyền sở hữu công nghiệp; trong đó nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật SHTT hiện hành); còn tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật SHTT hiện hành). Thêm vào đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 130 Luật SHTT hiện hành thì chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá. Chính vì thế, tranh chấp giữa tên thương mại và nhãn hiệu rất dễ xảy ra bởi lẽ chúng đều là là đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ, và đều là các chỉ dẫn thương mại nhằm mục đích hướng dẫn thương mại cho hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng. Vậy, một khi có tranh chấp xảy ra thì quan điểm của các cơ quan giải quyết tranh chấp, các cơ quan hữu quan là như thế nào. Và đôi khi quan điểm của các cơ quan đối với sự xung đột quyền giữa tên thương mại và nhãn hiệu cũng có sự khác nhau.
(LSVN) - Nguyễn Văn A. và Trần Văn C. bị Viện Kiểm sát quân sự Quân khu Y truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017 (là tội phạm ít nghiêm trọng). Xét thấy vụ án có phức tạp, Chánh án Tòa án cần ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử thêm 15 ngày. Vụ án thụ lý ngày 17/7/2024. Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án nêu trên, hiện nay có 03 quan điểm khác nhau.
(LSVN) - Tại Hàn Quốc, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền nộp đơn đăng ký bổ sung danh mục sản phẩm/dịch vụ cho nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký hoặc cho nhãn hiệu đã được bảo hộ để mở rộng danh mục sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu.
(LSVN) - Tình trạng mua bán nhà đất "hai giá" là một vấn đề nhức nhối trong thị trường bất động sản Việt Nam. Việc kê khai giá trị giao dịch trên hợp đồng thấp hơn giá thực tế diễn ra khá phổ biến, gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực.
(LSVN) - Theo tác giả nghiên cứu tờ trình xây dựng Luật Luật sư thay thế thì thấy rằng lý do để ban soạn thảo đề xuất quy định thời hạn của Chứng chỉ hành nghề Luật sư là nhằm “Bổ sung một số công cụ quản lý nhà nước phù hợp và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý”, nhưng lại không sử dụng các công cụ giám sát, mà lại tăng thêm thủ tục hành chính là không phù hợp, gây ảnh hưởng đến quá trình hành nghề độc lập của Luật sư.