/ Nghiên cứu - Trao đổi
Thực trạng và phương hướng hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát trong hoạt động tố tụng hình sự tại Việt Nam
Thực trạng và phương hướng hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát trong hoạt động tố tụng hình sự tại Việt Nam

(LSVN) - Kiểm tra, giám sát trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay là vấn đề cấp thiết, nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng. Thực tế hiện nay, các cơ quan thực hiện cơ chế đã có những hoạt động nhằm thực hiện nguyên tắc này. Tuy nhiên việc xác định chức năng, nhiệm vụ của giám sát, kiểm tra hoạt động tố tụng chưa được quy định cụ thể do đó vấn còn tình trạng không đi sâu và để xảy ra sai sót. Bài viết tập trung phân tích nội dung, nêu ra được mốt số thực trạng và đề xuất kiến nghị đảm bảo cơ chế kiểm tra, giám sát trọng hoạt động tố tụng hình sự (TTHS) tại Việt Nam hiện nay.

Tội 'Môi giới mại dâm' - Bất cập và giải pháp hoàn thiện
Tội 'Môi giới mại dâm' - Bất cập và giải pháp hoàn thiện

(LSVN) - Tội "Môi giới mại dâm" được quy định tại Điều 328, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung tiến bộ hơn so với quy định của các Bộ luật Hình sự trước đó. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và áp dụng pháp luật, tác giả nhận thấy còn nhiều bất cập dẫn đến vướng mắc, thiếu thống nhất trong nhận thức và áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tiễn.

Tranh tụng và Luật sư bào chữa trong các mô hình tố tụng hình sự
Tranh tụng và Luật sư bào chữa trong các mô hình tố tụng hình sự

(LSVN) - Tranh tụng trong tố tụng hình sự gắn với sự tồn tại của ba chức năng: Buộc tội, bào chữa và xét xử. Trong đó, chức năng bào chữa cần được bình đẳng và cân bằng với hai chức năng còn lại. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về cơ bản đã tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể thực hiện các hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm nhưng vẫn còn bộc lộ những điểm bất hợp lý. Thực tiễn cũng cho thấy việc tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm cũng chưa được bảo đảm theo đúng tinh thần của cải cách tư pháp, đặc biệt là hoạt động tranh tụng của người bào chữa là Luật sư.

Vướng mắc, bất cập về tội phạm mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Vướng mắc, bất cập về tội phạm mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam

(LSVN) - Hiện nay, tội phạm mại dâm ngày càng diễn biến phức tạp với các phương thức đa dạng và xảo quyệt, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người cũng như trật tự xã hội. Để đảm bảo trật tự công cộng, phòng ngừa các tội phạm cần kết hợp chặt chẽ, đồng bộ các biện pháp kinh tế, giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế, trong đó biện pháp hình sự đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và áp dụng pháp luật, tác giả nhận thấy còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập.

Cần hoàn thiện quyền kháng cáo của người bào chữa trong Bộ luật Tố tụng hình sự
Cần hoàn thiện quyền kháng cáo của người bào chữa trong Bộ luật Tố tụng hình sự

(LSVN) - Kháng cáo được hiểu là thủ tục tiến hành sau khi bản án được tuyên tại phiên tòa sơ thẩm chưa có hiệu lực thi hành ngay, trong khoảng thời gian 15 ngày nếu không đồng ý với phán quyết của bản án sơ thẩm thì các bên có quyền nộp đơn kháng cáo để yêu cầu xét xử bản án đó. Kháng cáo hình sự là quyền của bị hại, bị cáo, đương sự khi không đồng ý với bản án, khi xét thấy bản án quyết định chửa đảm bảo đúng quyền lợi của họ.

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trả hồ sơ điều tra bổ sung trong hoạt động xét xử
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trả hồ sơ điều tra bổ sung trong hoạt động xét xử

(LSVN) - Để xác định sự thật khách quan của vụ án phải trải qua quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, bảo đảm việc giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, khi xác định có nhiều tình tiết có ý nghĩa xác định sự thật khách quan của vụ án mà chưa được làm sáng tỏ thì không chỉ Tòa án, mà Luật sư cũng cần trao đổi, kiến nghị với Viện Kiểm sát, Tòa án để trả hồ sơ điều tra bổ sung theo quy định tại Điều 245, Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015.

Bất cập, khó khăn trong việc áp dụng một số 'Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự'
Bất cập, khó khăn trong việc áp dụng một số 'Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự'

(LSVN) - Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) được áp dụng nhằm mục đích nhân đạo, đây là chính sách khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội, cân nhắc điều kiện, hoàn cảnh, mức độ hậu quả hành vi và nhận thức của họ trước khi quyết định hình phạt và cũng là cơ hội cho người phạm tội khắc phục, sửa chữa một phần thiệt hại. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy các quy định về vấn này còn mang tính định tính chưa có hướng dẫn rõ ràng nên dẫn đến việc áp dụng không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Luật Phá sản và những lưu ý liên quan đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng
Luật Phá sản và những lưu ý liên quan đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng

(LSVN) - Quá trình hành nghề luật sư và thời gian làm việc trong ngành ngân hàng, tôi nhận thấy Luật Phá sản hiện hành có nhiều nội dung chưa phù hợp khi áp dụng vào thực tiễn, trong đó có những quy định liên quan đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm, có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm và thu hồi nợ. Bài viết nêu một số vấn đề cần lưu ý từ thực tiễn thực hiện các quy định của Luật Phá sản liên quan đến những khoản nợ có bảo đảm của ngân hàng.

Tội 'Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng'
Tội 'Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng'

(LSVN) - Tội phạm này được quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015. Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 179, 308 và 376 của Bộ luật Hình sự.

Một số ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi)
Một số ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi)

(LSVN) - Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, năm 2024 của Quốc hội, TAND Tối cao đã chủ trì soạn thảo Dự án Luật Tổ chức TAND sửa đổi. Trong thời gian qua, trên cơ sở các ý kiến góp ý, TAND Tối cao đã nhiều lần chỉnh sửa dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi). Đến thời điểm hiện nay, TAND Tối cao đang lấy ý kiến dự thảo lần thứ năm Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) (1). Trên cơ sở nghiên cứu dự thảo Luật Tổ chức TAND (sau đây được viết tắt là dự thảo Luật), tác giả có một số ý kiến về một số sửa đổi, bổ sung lớn được TAND Tối cao chọn đưa vào dự thảo Luật lần này.

Quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam hiện nay
Quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam hiện nay

(LSVN) – Với bước tiến hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự xuất hiện của lao động nước ngoài đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, để đảm bảo sự hài hòa và cân đối trong việc quản lý nguồn lao động nước ngoài, việc xây dựng và thi hành các quy định pháp luật liên quan trở nên vô cùng cần thiết.

Bồi thường thiệt hại trong các vụ án kinh tế: Kinh nghiệm ở Châu Âu
Bồi thường thiệt hại trong các vụ án kinh tế: Kinh nghiệm ở Châu Âu

(LSVN) - Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bồi thường các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chỉ phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút. Bài viết sẽ nghiên cứu những Bồi thường thiệt hại từ quy định trong các vụ án kinh tế ở châu Âu và từ đó đưa ra kinh nghiệm cho Việt Nam.

Hoàn thiện quy định về sàn giao dịch môi giới bất động sản trong dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)
Hoàn thiện quy định về sàn giao dịch môi giới bất động sản trong dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

(LSVN) - Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đang được tiếp tục hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích những bất cập trong quy định về sàn giao dịch môi giới bất động sản và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện, góp phần đảm bảo sự an toàn pháp lý trong giao dịch dân sự về bất động sản cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia giao dịch.

Một số vấn đề trong quá trình thực hiện xem xét đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù
Một số vấn đề trong quá trình thực hiện xem xét đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù

(LSVN) – Đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người bị kết án, văn bản đề nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án làm việc hoặc cư trú ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù. Đơn đề nghị hoặc văn bản đề nghị phải được gửi cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liên quan.

Thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội
Thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội

(LSVN) - Thực hiện pháp luật là một trong những cơ chế để giải quyết tốt mối quan hệ giữa thực hành dân chủ với tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật về thực hiện dân chủ ở nước ta trong thời gian qua, bài viết nêu ra một số vấn đề cần lưu ý để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về thực hành dân chủ nhằm tăng cường kỷ cương pháp chế trong thời gian tới.

Vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội, một số ý kiến để pháp luật thực sự đến với người dân
Vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội, một số ý kiến để pháp luật thực sự đến với người dân

(LSVN) - Trong một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lấy pháp luật làm cơ sở nền tảng để điều chỉnh các hành vi cá nhân, các quan hệ xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển bền vững thì pháp luật có vai trò rất quan trọng. Không có pháp luật thì không thể xây dựng được Nhà nước pháp quyền, không có Nhà nước pháp quyền thì không thể đảm bảo trật tự kỷ cương, ổn định xã hội, bảo vệ quyền con người, làm cho người dân có cuộc sống an toàn, ấm no, hạnh phúc. Nếu luật pháp vẫn chỉ là những văn bản trên giấy, những con chữ vô hồn mà không đi vào cuộc sống, hình thành ý thức pháp luật của người dân thì không những xã hội không phát triển mà pháp luật vô hình trở thành lực cản, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Vấn đề có tính then chốt là pháp luật phải đi vào cuộc sống nhằm phát huy giá trị của pháp luật.

Bàn về hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
Bàn về hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

(LSVN) - Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có quy định cụ thể về hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được tại Điều 408, nhưng qua nghiên cứu cho thấy nội dung của điều luật này còn thiếu chặt chẽ, chưa xác định rõ bản chất của tình huống nêu trên, gây khó khăn cho quá trình áp dụng trên thực tế. Bài viết tập trung phân tích, chỉ ra những điểm còn hạn chế của quy định này, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp luật dân sự ở nước ta.

Vướng mắc từ việc xác định tư cách tham gia tố tụng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT và tổ chức BHYT
Vướng mắc từ việc xác định tư cách tham gia tố tụng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT và tổ chức BHYT

(LSVN) - Trong giải quyết các vụ án nói chung, giải quyết các vụ án hình sự nói riêng, việc xác định đúng tư cách tham gia tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án mà còn đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ quan tiến hành tố tụng cũng xác định chính xác được tư cách tham gia tố tụng của các đương sự bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Hoàn thiện pháp luật về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Hoàn thiện pháp luật về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

(LSVN) - Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có những điều chỉnh phù hợp với chuẩn mực quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài. Tuy nhiên, quy định việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài còn tồn tại một số hạn chế. Với bài viết này, nhóm tác giả tiến hành tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia, phân tích các điểm hạn chế trong quy định của pháp luật Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định và vận dụng hiệu quả pháp luật trong việc công nhận và thi hành pháp quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

Quản trị công ty theo quy định của pháp luật Australia
Quản trị công ty theo quy định của pháp luật Australia

(LSVN) - Sau bài học từ hệ lụy của các vụ sụp đổ tại một số công ty lớn trên thế giới do năng lực quản trị còn hạn chế, khái niệm “quản trị công ty” đã và đang trở nên ngày càng phổ biến và nhận được sự quan tâm của không chỉ trong giới nghiên cứu mà còn từ cộng đồng các nhà quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp. Bài viết giới thiệu khái quát về quản trị công ty và một số quy định về quản trị công ty cổ phần đại chúng theo pháp luật Australia, một trong những quốc gia có năng lực quản trị công ty tốt nhất thế giới.

Một vài ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư
Một vài ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư

(LSVN) - Luật Luật sư có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 được sửa đổi bổ sung năm 2012, đã góp phần tạo hành lang pháp lý cho nghề luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư và lực lượng Luật sư  phát triển khá nhanh chóng, mạnh mẽ, góp phần rất lớn vào công cuộc bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Nhà nước, pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. 

Một số góp ý về sửa đổi Luật Căn cước công dân 
Một số góp ý về sửa đổi Luật Căn cước công dân 

(LSVN) - Qua nghiên cứu dự thảo Luật Căn cước thay thế Luật Căn cước công dân hiện hành (dự thảo xin ý kiến Đoàn Đại biểu Quốc hội và các cơ quan liên quan ngày 31/8/2023), tác giả đưa ra một số góp ý về sửa đổi Luật Căn cước công dân nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

Khó khăn, vướng mắc về áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ TNHS và đề xuất, kiến nghị
Khó khăn, vướng mắc về áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ TNHS và đề xuất, kiến nghị

(LSVN) - Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) là cơ sở pháp lý để HĐXX đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, từ đó quyết định hình phạt tương xứng với người phạm tội, đảm bảo việc cải tạo, giáo dục người phạm tội, góp phần bảo đảm thực hiện các nguyên tắc công bằng, nhân đạo, bình đẳng và bảo đảm quyền con người. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại Điều 51, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 nhìn chung bảo đảm tính khoa học và tính nhân văn sâu sắc, phát huy tác dụng trong thực tiễn xét xử, góp phần tích cực vào nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm. Việc áp dụng pháp luật (ADPL) về các tình tiết giảm nhẹ TNHS của Tòa án trong thực tiễn xét xử thời gian qua cơ bản đảm bảo đúng quy định của BLHS và hầu hết việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS là đúng với người thực hiện hành vi phạm tội, thể hiện được chính sách hình sự của Nhà nước ta. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất, còn hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật…

Nghiên cứu so sánh về một số mô hình và hệ thống pháp luật - Góc nhìn từ lịch sử và quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam
Nghiên cứu so sánh về một số mô hình và hệ thống pháp luật - Góc nhìn từ lịch sử và quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam

(LSVN) - Với góc độ là người hành nghề luật, va đập trong đời sống và tố tụng, tác giả bài viết nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng của pháp luật, nhất là trong điều kiện Việt Nam đang hướng đến phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, từng bước tạo lập vị thế trong dòng chảy mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, những giá trị đặc biệt mà pháp luật mang lại như một công cụ hữu hiệu điều chỉnh các quan hệ xã hội có thể bị biến dạng khi các chủ thể thực thi và áp dụng pháp luật nhận thức không đúng và không đầy đủ dẫn đến vi phạm pháp luật, làm tổn hại đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế đất nước. Trong đó, một phần còn do những mâu thuẫn nội tại của bản thân nền kinh tế, sự va đập và bất cập do pháp luật không theo kịp dòng chảy của đời sống, chưa thật sự vì con người và cho con người. Xuất phát từ cách tiếp cận nêu trên, qua bài viết, tác giả nêu lên một số ý kiến về việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhìn từ lịch sử Việt Nam và một số nước có nghề luật phát triển, từ đó hướng đến việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp tận hiến vì sự phát triển kinh tế - xã hội, vun đắp hòa khí của đất nước, vì sự an bình của người dân.

Bàn về việc xác định tuổi của bị hại dưới 18 tuổi và bị hại đủ 70 tuổi trong vụ án hình sự
Bàn về việc xác định tuổi của bị hại dưới 18 tuổi và bị hại đủ 70 tuổi trong vụ án hình sự

(LSVN) - Trong quá trình tiến hành tố tụng đối với một vụ án hình sự, việc xác định tuổi của người tham gia tố tụng là yếu tố rất quan trọng. Chỉ khi xác định được tuổi của người tham gia tố tụng, đặc biệt bị can, bị cáo, bị hại thì mới có thể xác định được chính xác thủ tục tố tụng cần áp dụng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ. Bên cạnh đó, tuổi của bị can, bị cáo, bị hại chính là căn cứ để định tội, định khung, áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt đối với người phạm tội. 

Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước bằng hòa giải: Minh bạch hay bảo mật?
Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước bằng hòa giải: Minh bạch hay bảo mật?

(LSVN) - Dựa trên các quy định về hòa giải đầu tư trong các hiệp định đầu tư hiện hành và các quy tắc hòa giải, bài viết đánh giá mức độ minh bạch cần thiết trong quy trình hòa giải cũng như sự tương quan giữa nguyên tắc minh bạch và nguyên tắc bảo mật trong hòa giải đầu tư, nhằm tìm cách thiết lập cân bằng giữa hai nguyên tắc trên để nâng cao hiệu quả của phương thức giải quyết tranh chấp này. Bài viết đồng thời đưa ra một số khuyến nghị về việc xây dựng quy tắc hòa giải và quy định hòa giải trong các hiệp định đầu tư, nhằm đạt được sự cân bằng cần thiết nêu trên.