(LSVN) - Bồi thường thiệt hại là một trong những vấn đề quan trọng trong giải quyết vụ án hình sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của bị hại do tội phạm gây ra. Tuy nhiên, khi giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự còn có nhiều cách hiểu và vận dụng chưa thống nhất.
(LSVN) - Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là một tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự và là công cụ pháp lý vững chắc để xử lý loại tội phạm này có hiệu quả. Pháp luật hình sự Việt Nam được xây dựng phù hợp với các quy định của Hiến pháp cũng như pháp luật quốc tế và yêu cầu thực tiễn nhằm bảo đảm cho sự phát triển tự do, toàn diện của nhân dân, góp phần xây dựng và duy trì xã hội trong vòng trật tự, ổn định, ngăn chặn các tổ chức và cá nhân lợi dụng quyền tự do, dân chủ để xâm phạm quyền con người. Tuy vậy, tội phạm này vẫn còn hạn chế trong quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng. Trong bài viết, tác giả chỉ ra các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này đồng thời đề ra một số kiến nghị để hoàn thiện nó.
(LSVN) - Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định riêng về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của người lao động nước ngoài (NLĐNN) tại Việt Nam. Chính vì vậy, nếu phát sinh tranh chấp giữa NLĐNN và NSDLĐ sẽ áp dụng các quy định chung trong Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 và các văn bản khác có liên quan.
(LSVN) - Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung khái quát các vấn đề lý luận về hợp đồng theo mẫu, phân tích làm rõ một số vấn đề còn hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật về loại hợp đồng này, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.
(LSVN) - Việc thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập, một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn, một số cơ chế thực thi chưa được xây dựng và triển khai hiệu quả... Do đó cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, thấu đáo để có hướng giải quyết, khắc phục nhằm bảo đảm tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp chân chính. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá làm rõ một số bất cập, hạn chế của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.
(LSVN) – Theo quy định tại Điều 296 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), trong quá trình xét xử, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án. Quy định mới này góp phần khẳng định quyền tranh tục phải được đảm bảo, hơn nữa việc Hội đồng xét xử (HĐXX) triệu tập điều tra viên khi cần thiết không những có lợi cho bị cáo mà còn giúp cho HĐXX nhận định đúng bản chất khách quan của sự việc trong các trường hợp.
(LSVN) - Cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt đối với người phạm tội được quy định tại Điều 32 và Điều 36 Bộ luật Hình sự (BLHS). Thời hạn cải tạo không giam giữ tính từ ngày Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã (UBND) nơi người đó cư trú giám sát, giáo dục nhận được quyết định thi hành án và bản sao bản án.
(LSVN) - Đặt cọc là một trong 09 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Biện pháp đặt cọc thường được sử dụng để bảo đảm cho việc giao kết và/hoặc thực hiện hợp đồng giữa các chủ thể, thường thấy nhất trong đời sống dân sự là các giao dịch đặt cọc để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đặt cọc để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng mua bán tài sản khác. Mặc dù được sử dụng phổ biến trong các giao dịch dân sự nhưng không phải tất cả các bên tham gia giao dịch đặt cọc đều hiểu biết, nắm rõ các vấn đề pháp lý liên quan của chế định đặt cọc. Trong giới hạn bài viết này, tác giả bàn về biện pháp đặt cọc và đối tượng của hợp đồng đặt cọc theo pháp luật dân sự Việt Nam để góp phần giúp các bên tham gia vào giao dịch đặt cọc để có góc nhìn rõ hơn về chế định này, hạn chế rủi ro, tranh chấp phát sinh khi tham gia giao dịch.
(LSVN) - Tuy Bộ luật Hình sự (BLHS) đã có sửa đổi, bổ sung ngày càng hoàn thiện nhưng trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật để xét xử người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây hại cho sức khỏe của người khác xảy ra trong thực tiễn cho thấy vẫn còn có sai sót, vướng mắc, bất cập chưa phù hợp về mặt lý luận và thực tiễn.
(LSVN) - Bài viết này phân tích để làm rõ nội dung cơ bản trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quyền sở hữu bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam và dùng phương pháp so sánh để thấy rõ được sự thay đổi, hoàn thiện của pháp luật đối với đối tượng nêu trên.
(LSVN) - Hình phạt cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS) áp dụng đối với người phạm tội. Mục đích chính của hình phạt chủ yếu là giáo dục ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa và đấu tranh, phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ trong tổng hợp hình phạt thì còn nhiều quan điểm và cách giải quyết khác nhau cho nên việc áp dụng chưa thống nhất trên thực tiễn.
(LSVN) - Chứng cứ là yếu tố quan trọng, có tính chất quyết định đối với các chủ thể tổ tụng khi trình bày, bảo vệ quan điểm của mình trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Chứng cử điện tử với ý nghĩa là chứng cử khai thác từ nguồn dữ liệu điện tử được thể hiện thông qua các thông điệp điện tử có khả năng truyền tải thông tin, được sử dụng chứng minh trong tố tụng hình sự ngày càng trở lên phổ biến, với nhiều hình thức khai thác khác nhau nên cần được nhận thức thống nhất và hoàn thiện chế định này trong các văn bản pháp luật, cũng như việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật có liên quan.
(LSVN) - Thời gian qua, tình hình tội phạm hình sự nói chung và các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói riêng trong đó có tội "Đua xe trái phép" vẫn diễn biến hết sức phức tạp, làm ảnh hưởng đến tình hình trật tự trị an trên nhiều địa bàn, gây nhức nhối, bức xúc trong dư luận xã hội và quần chúng nhân dân. Đây là hành vi xâm phạm quan hệ trong lĩnh vực công cộng, thường được thực hiện công khai ở những nơi đông người, thể hiện ý thức coi thường pháp luật. Hình thức biểu hiện thường là tụ tập theo nhóm từ hai người trở lên, đi xe máy tốc độ cao, lạng lách đánh võng kèm theo đó là các hành vi gây huyên náo, đánh lộn, đập phá, gây lộn xộn ở nơi đông người, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thậm chí là hành vi giết người...
(LSVN) - Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, quyền nuôi con trong giải quyết các vụ án hôn ly hôn tại Tòa án. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến quy định của pháp luật, đưa ra những hạn chế và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện.
(LSVN) - Việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động là bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức sử dụng lao động. Đây là chính sách luôn luôn được Nhà nước ta đề cao và yêu cầu mọi cơ quan, tổ chức phải tuân thủ pháp luật về BHXH để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Hành vi không đóng bảo hiểm cho người lao động là vi phạm pháp luật, tùy vào mức độ nghiêm trọng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 216 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp người, tổ chức sử dụng lao động đã dùng nhiều thủ đoạn nhằm trốn tránh việc đóng bảo hiểm cho người lao động, từ đó làm ảnh hưởng lớn tới quyền lợi hợp pháp của người lao động và chính sách an sinh xã hội của Nhà nước ta.
(LSVN) - Việc ứng dụng công nghệ nhân tạo vào làm báo giúp giải phóng sức lao động đơn giản của Nhà báo, tạo cho họ có thêm thời gian, điều kiện sáng tạo, học tập và tiếp thu công nghệ, cống hiến nhiều hơn cho xã hội và đem lại các sản phẩm tốt hơn phục vụ nhu cầu của công chúng, công nghệ trở thành cộng sự đắc lực cho Nhà báo. Tuy nhiên, để không bị tụt hậu hoặc bị thay thế thì Nhà báo thời nay phải biết sử dụng công nghệ, thuần thục kỹ năng sử dụng các phần mềm trí tuệ nhân tạo, thích ứng kịp thời và thường xuyên trau dồi kiến thức về chuyên môn và công nghệ để phục vụ công việc tốt hơn.
(LSVN) - Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là các quyền dân sự cơ bản của cá nhân, tổ chức được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản xảy ra rất phổ biến. Do đó, nhà nước ta đã có các biện pháp để bảo vệ các quyền đó của chủ sở hữu tài sản thông qua các phương thức khác nhau, trong đó kiện dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu để cá nhân, tổ chức có thể bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản của mình. Bài viết này sẽ tập trung làm rõ các phương thức kiện khác nhau, cũng như ưu, nhược điểm của các phương thức đó và hướng hoàn thiện về kiện dân sự để bảo vệ các quyền đối với tài sản.
(LSVN) - Phòng vệ chính đáng là một trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự thứ ba, khá phổ biến trong thực tiễn xét xử, phản ánh rõ nét yêu cầu của Nhà nước là động viên công dân chủ động đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ lợi ích hợp pháp của bản thân, cộng đồng.
(LSVN) - An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (ATSKNN) giờ đây không còn được coi là một tùy chọn bổ sung. Tất cả 186 Quốc gia thành viên của ILO hiện có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và tạo dựng một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh như một nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc, dù họ có phê chuẩn các công ước của ILO liên quan đến ATSKNN hay không. “Cần thiết phải đưa môi trường làm việc an toàn và lành mạnh trở thành quyền cơ bản của NLĐ” là nhấn mạnh của bà Chihoko Asada-Miyakawa, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Do đó, việc sửa đổi Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 là hết sức cần thiết.
(LSVN) - Gia đình là tế bào của xã hội; hôn nhân và gia đình là nền tảng của xã hội, nơi sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục các thế hệ tương lai của đất nước, nơi gìn giữ và phát triển các nét đặc trưng của văn hóa, truyền thống của một dân tộc, một quốc gia. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Ngày 24/6/2021, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới” đã xác định rõ xây dựng gia đình là mục tiêu, đồng thời cũng là động lực phát triển của đất nước.
(LSVN) - Hiện nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng và lấy ý kiến đối với Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) để trình Quốc hội thông qua. Theo đó, dự thảo Luật Các Tổ chức tín dụng sửa đổi một mặt kế thừa phần lớn quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, một mặt đã bổ sung, điều chỉnh một số nội dung của Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, trong đó có một số nội dung trọng yếu, có ảnh hưởng đến đáng kể đến thị trường kinh tế và hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả xin trình bày góp ý đối với một số nội dung thay đổi trọng yếu trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng.
(LSVN) – Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực; tiến hành kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, phải phát huy hiệu quả mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội trong quá trình tổ chức các hoạt động này.
(LSVN) - Bài viết phân tích một số điểm vướng mắc, bất cập của pháp luật về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối với người phạm tội lứa tuổi này.
(LSVN) - Trong những năm gần đây, do hậu quả của đại dịch Covid-19, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, chiến tranh xung đột kéo dài khiến cho nền kinh tế thế giới suy giảm tăng trưởng, kinh tế nước ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức.
(LSVN) - Quyền được bào chữa là một trong những quyền quan trọng của người bị buộc gắn liền với quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp quy định, nhà nước có trách nhiệm phải bảo đảm cho người bị buộc tội khi tham gia hoạt động tố tụng. Trong thực tiễn, người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa bằng cách tự bào chữa hoặc nhờ người khác theo quy định của luật để bào chữa cho mình và có thể kết hợp cả hai. Thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự không chỉ góp phần bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, toàn diện, tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm mà còn góp phần bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội.
(LSVN) - Tội "Đánh bạc" quy định tại Điều 321, tội "Tổ chức đánh bạc" tại Điều 322, Bộ luật Hình sự, đây là hai tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng, thực tiễn giải quyết các vụ án đánh bạc, tổ chức đánh bạc trong thời gian qua vẫn còn tồn tại các sai sót dẫn đến vụ án bị hủy, qua nghiên cứu quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao (HĐTPTANDTC) trong những năm qua nhận thấy một số sai sót trong các vụ án đánh bạc, tổ chức đánh bạc bị hủy.
(LSVN) - Kiểm tra, giám sát trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay là vấn đề cấp thiết, nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng. Thực tế hiện nay, các cơ quan thực hiện cơ chế đã có những hoạt động nhằm thực hiện nguyên tắc này. Tuy nhiên việc xác định chức năng, nhiệm vụ của giám sát, kiểm tra hoạt động tố tụng chưa được quy định cụ thể do đó vấn còn tình trạng không đi sâu và để xảy ra sai sót. Bài viết tập trung phân tích nội dung, nêu ra được mốt số thực trạng và đề xuất kiến nghị đảm bảo cơ chế kiểm tra, giám sát trọng hoạt động tố tụng hình sự (TTHS) tại Việt Nam hiện nay.
(LSVN) - Tội "Môi giới mại dâm" được quy định tại Điều 328, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung tiến bộ hơn so với quy định của các Bộ luật Hình sự trước đó. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và áp dụng pháp luật, tác giả nhận thấy còn nhiều bất cập dẫn đến vướng mắc, thiếu thống nhất trong nhận thức và áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tiễn.
(LSVN) - Hiện nay, tội phạm mại dâm ngày càng diễn biến phức tạp với các phương thức đa dạng và xảo quyệt, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người cũng như trật tự xã hội. Để đảm bảo trật tự công cộng, phòng ngừa các tội phạm cần kết hợp chặt chẽ, đồng bộ các biện pháp kinh tế, giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế, trong đó biện pháp hình sự đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và áp dụng pháp luật, tác giả nhận thấy còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập.
(LSVN) - Để xác định sự thật khách quan của vụ án phải trải qua quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, bảo đảm việc giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, khi xác định có nhiều tình tiết có ý nghĩa xác định sự thật khách quan của vụ án mà chưa được làm sáng tỏ thì không chỉ Tòa án, mà Luật sư cũng cần trao đổi, kiến nghị với Viện Kiểm sát, Tòa án để trả hồ sơ điều tra bổ sung theo quy định tại Điều 245, Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015.