/ Nghiên cứu - Trao đổi
/ Phân tích - Nghiên cứu
Tội 'Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại': Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện
Tội 'Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại': Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện

(LSVN) - Pháp luật đã quy định về trường hợp mang thai hộ để đảm bảo quyền lợi cũng như hạn chế các tranh chấp cho các bên khi thực hiện việc mang thai hộ. Để tránh những hành vi trục lợi cá nhân làm ảnh hưởng đến ý nghĩa tốt đẹp này, pháp luật  hình sự đã có quy định về tội "Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại".

Một số vướng mắc, bất cập và kiến nghị hoàn thiện về chế định án treo
Một số vướng mắc, bất cập và kiến nghị hoàn thiện về chế định án treo

(LSVN) - Chế định án treo được quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự (BLHS) và được hướng dẫn theo Nghị quyết số 02/VBHN-TANDTC ngày 07/9/2022 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC). Theo đó, án treo được hiểu là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù [1]. Qua áp dụng chế định này trên thực tế, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì vẫn còn bộc lộ những vướng mắc, bất cập, chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng tới pháp luật hợp đồng thương mại điện tử quốc tế tại Việt Nam
Cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng tới pháp luật hợp đồng thương mại điện tử quốc tế tại Việt Nam

(LSVN) - Những năm qua, Việt Nam chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của giao dịch điện tử nói chung và thương mại điện tử quốc tế nói riêng với sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam có sự gia nhập mạnh mẽ của các nhà cung cấp đến từ các quốc gia khác nhau với đa dạng các môi trường giao dịch như website, sàn giao dịch điện tử hay thậm chí là mạng xã hội. Sự tác động của các công nghệ trong thời đại số đã ảnh hưởng không nhỏ tới các giao dịch thương mại điện tử quốc tế và cụ thể hơn là hợp đồng thương mại điện tử quốc tế. Bài viết tập trung phân tích những ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới hợp đồng thương mại điện tử quốc tế tại Việt Nam, thực trạng pháp luật Việt Nam về vấn đề này cũng như xu hướng hoàn thiện khung pháp lý trong thời gian tới.

Tội phạm mua bán người và các biện pháp trừng phạt theo Bộ luật Hình sự và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)
Tội phạm mua bán người và các biện pháp trừng phạt theo Bộ luật Hình sự và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

(LSVN) - Tội phạm mua bán người không chỉ là một hành vi vi phạm pháp luật mà còn là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội hiện đại, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho các nạn nhân và cộng đồng. Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã có những quy định cụ thể nhằm xử lý loại tội phạm này. Bài viết này sẽ phân tích sâu vào mối liên hệ giữa các quy định trong Bộ luật Hình sự và các biện pháp trừng phạt đối với hành vi mua bán người, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống tội phạm này.

Bàn về sự có mặt của người đại diện cho người dưới 18 tuổi phạm tội theo Điều 420 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Bàn về sự có mặt của người đại diện cho người dưới 18 tuổi phạm tội theo Điều 420 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

(LSVN) - Với sự hội nhập nền kinh tế của các nước nói chung và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường của Việt Nam nói riêng đã và đang là những động lực phát triển to lớn đưa đất nước. Bên cạnh đó, có những hạn chế mang lại nhiều hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển và nhiều vấn đề xã hội còn vướng mắc chưa được giải quyết, trong đó có đối tượng là người dưới 18 tuổi phạm tội ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề toàn xã hội phải quan tâm. Vì thế, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã kịp thời điều chỉnh và đã xây dựng một chương riêng biệt (chương XXVIII) quy định về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, trong đó có quy định về sự có mặt của người đại diện của người dưới 18 tuổi phạm tội.

Đổi mới tư duy lập pháp trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0: Xây dựng khung pháp lý linh hoạt và hiệu quả cho phát triển kinh tế số - Định hướng từ bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Đổi mới tư duy lập pháp trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0: Xây dựng khung pháp lý linh hoạt và hiệu quả cho phát triển kinh tế số - Định hướng từ bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(LSVN) - Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã khẳng định: “Sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ không chỉ thay đổi phương thức sản xuất, mà còn tạo ra những yêu cầu mới đối với hệ thống pháp luật. Quốc hội và các cơ quan lập pháp phải đi đầu trong tư duy đổi mới, xây dựng các khung pháp lý linh hoạt để tạo động lực cho nền kinh tế số”. Lời khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã chỉ rõ rằng đổi mới tư duy lập pháp là yếu tố tiên quyết để khơi thông nguồn lực, mở ra không gian phát triển cho các lĩnh vực kinh tế mới nổi trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Bàn về tội ‘Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng’
Bàn về tội ‘Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng’

(LSVN) - Tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” là tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được thực hiện do người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong quản lý và sử dụng tài sản công cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quyết định chủ trương đầu tư; về lập, thẩm định chủ trương đầu tư; về quyết định đầu tư chương trình, dự án; về tư vấn, thiết kế chương trình, dự án gây hậu quả nghiêm trọng.

Biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự - Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất
Biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự - Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất

(LSVN) - Bảo lĩnh là một trong những biện pháp ngăn chặn quan trọng trong tố tụng hình sự, được thực hiện bởi cơ quan hoặc người có thẩm quyền nhằm quản lý hành vi của bị can, bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. Khi áp dụng biện pháp bảo lĩnh, một cá nhân hoặc tổ chức phải đưa ra giấy cam đoan để bảo đảm rằng bị can, bị cáo sẽ tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của cơ quan chức năng, bao gồm việc có mặt theo các giấy triệu tập và không được phép bỏ trốn. Đồng thời, bảo lĩnh còn nhằm ngăn chặn việc bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật khác có thể gây cản trở quá trình tố tụng.

Bài cuối: Cử tri và Nhân dân đồng hành cùng Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Bài cuối: Cử tri và Nhân dân đồng hành cùng Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LSVN) - Mối quan hệ gắn bó “máu - thịt” giữa Quốc hội và Hội đồng nhân dân với cử tri và Nhân dân ở đây là mối quan hệ có tính chất biện chứng. Trong đó, tất cả mọi hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đều phải xuất phát từ lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì lợi ích của đại đa số Nhân dân. Ngược lại, cử tri và Nhân dân cũng cần thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao trong việc đóng góp ý kiến, hỗ trợ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong từng giai đoạn.

Thuận lợi, khó khăn và giải đáp từ góc nhìn của người học tại trường Đại học Cần Thơ hiện nay
Thuận lợi, khó khăn và giải đáp từ góc nhìn của người học tại trường Đại học Cần Thơ hiện nay

(LSVN) - Hầu hết các cơ sở đào tạo luật tại Việt Nam hiện nay đều chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo đối với sinh viên ở bậc cử nhân. Từ góc nhìn của người học tại Trường Đại học Cần Thơ, việc đào tạo cử nhân luật có một số thuận lợi nhất định. Bên cạnh đó, những khó khăn gặp phải trong quá trình học tập cũng phần nào trở thành rào cản đối với sinh viên trong việc phát triển bản thân, nâng cao năng lực và tiếp cận tri thức. Bài viết phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc đào tạo cử nhân tại Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo luật và khắc phục những khó khăn còn tồn tại qua góc nhìn của người học.

Bài 4: Sáng mãi người đại biểu của Nhân dân – cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài 4: Sáng mãi người đại biểu của Nhân dân – cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LSVN) - Với tâm huyết, sự quyết tâm, quyết liệt và tầm nhìn lãnh đạo của mình, dấu ấn mà cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại thể hiện rõ nét trong toàn diện các lĩnh vực chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ lãnh đạo ở các cấp.

Bàn về người có quyền kháng cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
Bàn về người có quyền kháng cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

(LSVN) - Bản án, quyết định hình sự sơ thẩm sau khi tuyên, ban hành sẽ không có hiệu lực pháp luật ngay mà có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Kháng cáo là một quyền được quy định cho các chủ thể nhất định để đề nghị cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm. Thẩm quyền kháng cáo được quy định cụ thể tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Tuy nhiên, quy định này vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu hoàn thiện.

Một số vấn đề pháp lý khi giải quyết các vụ án giết người trong thực tiễn hiện nay
Một số vấn đề pháp lý khi giải quyết các vụ án giết người trong thực tiễn hiện nay

(LSVN) - Trong thực tiễn hiện nay khi giải quyết các vụ án hình sự về hành vi giết người, cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng vẫn còn gặp khó khăn, vướng mắc nhất là trong vấn đề áp dụng Án lệ số 47/2021/AL để xử lý hành vi giết người chưa đạt, vấn đề pháp lý áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ” và định tội danh đối với hành vi sử dụng bẫy điện diệt chuột làm chết người, gây thương tích cho người khác. Từ đó, đã gây ảnh hưởng tới quá trình giải quyết các vụ án hình sự.

Bài 3: Nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội xứng đáng là người đại biểu của Nhân dân
Bài 3: Nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội xứng đáng là người đại biểu của Nhân dân

(LSVN) - Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đã quy định rất rõ về vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội và trở thành cầu nối giữ mối quan hệ mật thiết bền vững giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Bài 2: Bài học “lấy dân làm gốc” trong hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Bài 2: Bài học “lấy dân làm gốc” trong hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LSVN) - “Lấy dân làm gốc” là bài học quý báu không chỉ được kiểm nghiệm trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta mà còn là bài học chung trong đời sống chính trị ở tất cả các quốc gia trên thế giới xuyên suốt chiều dài lịch sử. “Lấy dân làm gốc” chính là yếu tố cốt lõi nhất và bền vững nhất để giai cấp lãnh đạo xã hội quy tụ đông đảo Nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc phục vụ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Bài 1: Để những lời hứa, lời cam kết trước cử tri và Nhân dân tại các kỳ họp Quốc hội thành hiện thực
Bài 1: Để những lời hứa, lời cam kết trước cử tri và Nhân dân tại các kỳ họp Quốc hội thành hiện thực

(LSVN) - Việc giữ lời hứa, lời cam kết, thực hiện đúng lời hứa, lời cam kết của các cơ quan công quyền nói chung, của Quốc hội và đại biểu Quốc hội với cử tri nói riêng luôn là vấn đề mang tính thời sự, nóng bỏng, được dư luận đặc biệt quan tâm. Việc giữ lời hứa, lời cam kết, thực hiện đúng lời hứa, lời cam kết là “thước đo” mức độ “xứng đáng” của người đại biểu với phiếu bầu cử tri dành cho họ.

Bàn về chế định thỏa thuận trọng tài dưới góc nhìn khoa học pháp lý
Bàn về chế định thỏa thuận trọng tài dưới góc nhìn khoa học pháp lý

(LSVN) - Bài viết này tập trung bàn về thỏa thuận trọng tài thương mại, trong đó đi sâu phân tích các quy định về các hình thức thỏa thuận trọng tài thương mại, quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp và thỏa thuận trọng tài thương mại bị vô hiệu theo pháp luật hiện hành ở nước ta, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.

Một số vướng mắc trong thực tiễn xử lý tội 'Che giấu tội phạm'
Một số vướng mắc trong thực tiễn xử lý tội 'Che giấu tội phạm'

(LSVN) - Theo nguyên tắc, mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo quy định. Khoản 3 Điều 4 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 nêu rõ “Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm”. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định này vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí hành vi che giấu tội phạm còn khá phổ biến. Hành vi này là tội phạm và được quy định tại Điều 389 BLHS, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.

Hậu quả pháp lý của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự: Vướng mắc và kiến nghị
Hậu quả pháp lý của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự: Vướng mắc và kiến nghị

(LSVN) - Từ thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án hiện nay cho thấy vấn đề giải quyết hậu quả pháp lý của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vẫn còn gặp phải một số khó khăn nhất định. Đó là sự không phù hợp quy định hiện hành với thực tiễn, dẫn đến những bất cập trong áp dụng pháp luật của Toà án, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành cho phù hợp với thực tiễn, đồng thời tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc hiện nay.

Hoàn thiện quy định về bản án, quyết định được thi hành ngay và giải thích, sửa chữa, kiến nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án
Hoàn thiện quy định về bản án, quyết định được thi hành ngay và giải thích, sửa chữa, kiến nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án

(LSVN) - Về nguyên tắc, tất cả các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án đều phải được thi hành đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân nên trong một số trường hợp, bản án, quyết định của Tòa án sẽ được thi hành ngay mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị hay việc cho phép các chủ thể liên quan có quyền yêu cầu Tòa án phải giải thích, sửa chữa hoặc kiến nghị đối với bản án, quyết định để có bảo đảm thi hành một cách chính xác.

Một số bất cập của Điều 190 Bộ luật Hình sự về tội 'Sản xuất, buôn bán hàng cấm'
Một số bất cập của Điều 190 Bộ luật Hình sự về tội 'Sản xuất, buôn bán hàng cấm'

(LSVN) - Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam là nền tảng pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người dân, điều chỉnh các hành vi vi phạm và đảm bảo trật tự xã hội. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng, một số quy định trong BLHS đã bộc lộ những điểm bất cập, đặc biệt là Điều 190 quy định về tội "Sản xuất, buôn bán hàng cấm".

Quyền lực của Tổng thống Mỹ trong lĩnh vực tư pháp
Quyền lực của Tổng thống Mỹ trong lĩnh vực tư pháp

(LSVN) - Vừa là nguyên thủ quốc gia liên bang, vừa lãnh đạo và nắm giữ trọn vẹn quyền hành pháp, Tổng thống Mỹ có thực quyền rất lớn. Quyền lực đó toàn diện và sâu rộng, nên dù không thuộc các ngành lập pháp, tư pháp, kinh tế, ngoại giao, an ninh… Tổng thống Mỹ cũng vẫn có vai trò, thẩm quyền quan trọng trong những lĩnh vực này. Bài viết nghiên cứu, phân tích, chứng minh và đánh giá về vấn đề quyền lực trong lĩnh vực tư pháp của Tổng thống Mỹ.

Tội 'Vi phạm quy định về cạnh tranh'
Tội 'Vi phạm quy định về cạnh tranh'

(LSVN) - Tội "Vi phạm quy định về cạnh tranh" là tội phạm được quy định tại Điều 217 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Chương XVIII, Mục 3 - Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế). Theo quy định của điều luật, vi phạm quy định về cạnh tranh là hành vi thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận; thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

Thực trạng áp dụng pháp luật về rút yêu cầu khởi kiện trong vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm hiện nay
Thực trạng áp dụng pháp luật về rút yêu cầu khởi kiện trong vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm hiện nay

(LSVN) - Theo quy định của Bộ Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, tại Điều 218 BLTTDS 2015 có quy định như sau: nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì có quyền khởi kiện lại vụ án dân sự, nguyên đơn được hoàn trả lại tiền tạm ứng án phí đã nộp (nếu nguyên đơn có nộp tiền tạm ứng án phí và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Một số vấn đề về phát hành, sửa chữa, bổ sung, mã hóa bản án hình sự của Tòa án
Một số vấn đề về phát hành, sửa chữa, bổ sung, mã hóa bản án hình sự của Tòa án

(LSVN) - Bản án là văn bản tố tụng đặc biệt do một chủ thể duy nhất là Tòa án ban hành, thể hiện kết quả xét xử và quyết định các vấn đề của vụ án. Bản án được ban hành có hiệu lực pháp luật đòi hỏi phải được thi hành đầy đủ, kịp thời, chính xác. Tuy nhiên, vì là văn bản chứa đựng kết quả giải quyết cuối cùng của vụ án, nên đòi hỏi phải được giao, gửi cho nhiều đối tượng trong một thời hạn nhất định. Nếu bản án phát hiện có sai sót cần được sửa chữa, bổ sung. Khi mã hóa để đăng tải bản án cần tuân thủ theo đúng quy tắc, các nội dung phải được rà soát mã hóa kĩ lưỡng để bảo đảm bí mật và các thông tin riêng tư. Tuy nhiên, quy định của pháp luật và thực tế thực hiện các quy định này còn nhiều hạn chế, vướng mắc.

Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: So sánh Luật Đất đai năm 2013 và Luật Đất đai 2024
Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: So sánh Luật Đất đai năm 2013 và Luật Đất đai 2024

(LSVN) - Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội là một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có đất bị thu hồi. Sau hơn 10 năm thi hành, các quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội trong Luật Đất đai năm 2013 dần bộc lộ những hạn chế, khuyết thiếu, cần thiết phải sửa đổi các quy định này, hướng đến việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có đất bị thu hồi. Bài viết tập trung phân tích các quy định pháp luật nói trên trong Luật Đất đai năm 2013; đồng thời có sự so sánh với những quy định mới trong Luật Đất đai năm 2024, từ đó đưa ra những góp ý nhằm hoàn thiện chế định này ở Việt Nam.

Nghiên cứu quy định của Luật Nhân đạo quốc tế (IHL) được áp dụng để bảo vệ dân thường trong các cuộc xung đột vũ trang ở khu vực Trung Đông hiện nay
Nghiên cứu quy định của Luật Nhân đạo quốc tế (IHL) được áp dụng để bảo vệ dân thường trong các cuộc xung đột vũ trang ở khu vực Trung Đông hiện nay

(LSVN) - Luật Nhân đạo quốc tế (IHL) đặt ra các nguyên tắc nhằm bảo vệ dân thường trong xung đột vũ trang, đặc biệt là ở Trung Đông. IHL phát triển từ Công ước Geneva (1949) và các Nghị định thư bổ sung (1977), với ba nguyên tắc chính: phân biệt, nhân đạo, và tỉ lệ. Các bên tham chiến phải phân biệt giữa dân thường và mục tiêu quân sự, cấm tấn công dân thường, và bảo đảm thiệt hại cho họ không vượt quá lợi ích quân sự. Tuy nhiên, việc thực thi IHL đối mặt nhiều thách thức như vi phạm, thiếu giám sát, và tình huống xung đột phức tạp, như tại Syria, Yemen và Palestine. Các biện pháp như khu vực an toàn, hành lang nhân đạo, và bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em) là cách thức cụ thể để bảo vệ dân thường, dù vẫn còn hạn chế trong thực tế.