Biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự - Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất
Biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự - Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất

(LSVN) - Bảo lĩnh là một trong những biện pháp ngăn chặn quan trọng trong tố tụng hình sự, được thực hiện bởi cơ quan hoặc người có thẩm quyền nhằm quản lý hành vi của bị can, bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. Khi áp dụng biện pháp bảo lĩnh, một cá nhân hoặc tổ chức phải đưa ra giấy cam đoan để bảo đảm rằng bị can, bị cáo sẽ tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của cơ quan chức năng, bao gồm việc có mặt theo các giấy triệu tập và không được phép bỏ trốn. Đồng thời, bảo lĩnh còn nhằm ngăn chặn việc bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật khác có thể gây cản trở quá trình tố tụng.

Một số vướng mắc trong thực tiễn xử lý tội 'Che giấu tội phạm'
Một số vướng mắc trong thực tiễn xử lý tội 'Che giấu tội phạm'

(LSVN) - Theo nguyên tắc, mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo quy định. Khoản 3 Điều 4 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 nêu rõ “Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm”. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định này vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí hành vi che giấu tội phạm còn khá phổ biến. Hành vi này là tội phạm và được quy định tại Điều 389 BLHS, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.

Những vướng mắc khi giải quyết các vụ án về tội 'Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy'
Những vướng mắc khi giải quyết các vụ án về tội 'Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy'

(LSVN) - Tội phạm ma túy đang có xu hướng gia tăng và ngày càng phức tạp trong thời gian qua. Trong quá trình xử lý, giải quyết các vụ án, cơ quan chức năng đã gặp phải một số khó khăn, vướng mắc khi xác định vật chứng, vai trò của các đối tượng phạm tội, cá thể hóa trách nhiệm hình sự của người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong vụ án. Trong bài viết này, tác giả phân tích dấu hiệu pháp lý của tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Vướng mắc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân
Vướng mắc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân

(LSVN) - Cùng với sự tiên tiến của khoa học công nghệ, các sản phẩm phần mềm công nghệ cao liên tục được cho ra mắt để đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc của con người. Tuy nhiên, nhiều cá nhân lựa chọn cách bẻ khóa và tải các phần mềm lậu để tiết kiệm chi phí mua bản quyền. Việc sử dụng phần mềm lậu như vậy có vi phạm pháp luật không? Và khi xảy ra hành vi vi phạm trong trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại thì khoản bồi thường sẽ do ai chịu trách nhiệm?

Tha tù trước thời hạn có điều kiện – Một số hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn áp dụng
Tha tù trước thời hạn có điều kiện – Một số hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn áp dụng

(LSVN) - Tha tù trước thời hạn có điều kiện là chế định thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta được quy định tại Điều 66 Điều 106 Bộ luật Hình sự năm 2015, mục 3 Chương III Luật Thi hành án hình sự năm 2019 nhằm thực hiện chủ trương đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội đã được nêu rõ trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Hướng dẫn áp dụng chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện được quy định tại Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP; Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC.

Vướng mắc trong áp dụng chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm – Kiến nghị và giải pháp
Vướng mắc trong áp dụng chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm – Kiến nghị và giải pháp

(LSVN) - Quyết định hình phạt trong đồng phạm là một trường hợp đặc biệt có vai trò quan trọng trong xác định trách nhiệm hình sự (TNHS) sự đối với các vụ án phạm tội có nhiều người cùng cố ý tham gia thực hiện. Quyết định hình phạt đúng với mỗi người đồng phạm đảm bảo cho hình phạt thực hiện được mục đích đặt ra. Tuy nhiên, BLHS 2015 chưa có quy định cụ thể sự phân hóa TNHS đối với những người đồng phạm và việc quyết định hình phạt đối với từng người đồng phạm với vai trò khác nhau trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt trong việc áp dụng chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.

'Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, cấm làm công việc nhất định' trong Bộ luật Hình sự - Một số vướng mắc và đề xuất
'Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, cấm làm công việc nhất định' trong Bộ luật Hình sự - Một số vướng mắc và đề xuất

(LSVN) - Theo Bộ luật Hình sự hiện hành (BLHS), hình phạt là một chế tài nghiêm khắc nhất đối với người phạm tội. Hình phạt có hai loại là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Theo đó, người phạm tội có thể bị tuyên cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Tùy vào tính chất, mức độ, lĩnh vực, chủ thể bị xâm phạm… người phạm tội sẽ bị tuyên hình phạt bổ sung tương ứng gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính. Phạm vi của chuyên đề nghiên cứu, phân tích hình phạt bổ sung “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, cấm làm công việc nhất định” và một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng hình phạt này.

Bị hại từ chối giám định trong vụ án 'Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ' - Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị
Bị hại từ chối giám định trong vụ án 'Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ' - Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị

(LSVN) - Trong vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (vụ án giao thông), việc xác định tỉ lệ tổn thương cơ thể khi có thiệt hại về sức khỏe cho người khác là yếu tố quan trọng để định tội danh, định khung hình phạt…, bởi Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 có cấu thành vật chất, hậu quả là yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn khi người bị thiệt hại về sức khỏe từ chối giám định.

Khó khăn, vướng mắc khi xác định số lượng con dấu, tài liệu làm giả theo Điều 341, Bộ luật Hình sự
Khó khăn, vướng mắc khi xác định số lượng con dấu, tài liệu làm giả theo Điều 341, Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Xác định số lượng con dấu, tài liệu làm giả đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh, định khung hình phạt. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc nhất định; có trường hợp chưa thống nhất trong nhận thức áp dụng pháp luật giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như những người tham gia tiến hành tố tụng.

Giải quyết vướng mắc về công chứng, chứng thực liên quan đến người sử dụng đất là 'Hộ gia đình' theo Luật Đất đai năm 2024
Giải quyết vướng mắc về công chứng, chứng thực liên quan đến người sử dụng đất là 'Hộ gia đình' theo Luật Đất đai năm 2024

(LSVN) - Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, kể từ ngày 01/01/2025 (Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành) sẽ không còn người sử dụng đất là hộ gia đình (Điều 4). Nhà nước sẽ không thực hiện giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất với tư cách hộ gia đình sử dụng đất.

Xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ đối với người nước ngoài một số vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện
Xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ đối với người nước ngoài một số vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện

(LSVN) - Với xu thế toàn cầu hóa, mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, thời gian qua người nước ngoài đến Việt Nam công tác, thăm thân, du lịch, học tập và lao động ngày càng trở nên đông đúc. Bên cạnh những mặt tích cực về phát triển kinh tế - xã hội thì việc người nước ngoài vi phạm pháp luật nói chung, trong đó vi phạm hành chính về giao thông đường bộ nói riêng có xu thế gia tăng, phức tạp. Trong phạm vi bài viết, tác giả đi sâu phân tích một số vấn đề khó khăn, vướng mắc thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ đối với người nước ngoài và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

Vướng mắc về 'xử lý vật chứng' là tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp một bên sử dụng vào việc phạm tội trong vụ án hình sự
Vướng mắc về 'xử lý vật chứng' là tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp một bên sử dụng vào việc phạm tội trong vụ án hình sự

(LSVN) - Quy định về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được quy định tại Điều 47 thuộc Chương VII các biện pháp tư pháp của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS) và Điều 106, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS). Có thể hiểu tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là biện pháp tư pháp được tòa án quyết định áp dụng đối với người phạm tội góp phần phòng ngừa người đó tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội mới [1]. Tuy nhiên, khi thực hiện vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc nhất định.

Vướng mắc về việc ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh với người bị kết án
Vướng mắc về việc ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh với người bị kết án

(LSVN) - Luật Thi hành án hình sự 2019 có hiệu lực áp dụng từ 01/01/2020, trong đó có quy định về việc người bị kết án treo, bị phạt cải tạo không giam giữ, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không được xuất cảnh trong thời gian thử thách, trong thời gian chấp hành hình phạt. Tuy nhiên, việc ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phải bằng quyết định riêng hay trong cùng quyết định thi hành án, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, thời điểm ban hành và có bắt buộc phải ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh không đang là vướng mắc trên thực tế cần có hướng dẫn cụ thể.

Góc nhìn từ Luật sư về giải quyết vấn đề vướng mắc về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và đất đai
Góc nhìn từ Luật sư về giải quyết vấn đề vướng mắc về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và đất đai

(LSVN) - Theo những báo cáo gần đây, UBND TP. Hà Nội đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai và trật tự xây dựng. Số vụ vi phạm xây dựng trên địa bàn đã giảm mạnh nhưng việc cưỡng chế các công trình vi phạm còn gặp nhiều vướng mắc. Nhiều địa phương còn lúng túng trong việc xử lý các công trình vi phạm, gây tâm lý không tốt trong nhân dân. Các biện pháp chế tài nhằm ngăn chặn công trình vi phạm tiếp tục thi công vẫn chưa mang tính chất răn đe.

Một số vướng mắc về tổng hợp hình phạt cải tạo không giam giữ
Một số vướng mắc về tổng hợp hình phạt cải tạo không giam giữ

(LSVN) - Cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt đối với người phạm tội được quy định tại Điều 32 và Điều 36 Bộ luật Hình sự (BLHS). Thời hạn cải tạo không giam giữ tính từ ngày Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã (UBND) nơi người đó cư trú giám sát, giáo dục nhận được quyết định thi hành án và bản sao bản án. 

Một số vướng mắc, bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về tội 'Cố ý gây thương tích hoặc gây hại cho sức khỏe của người khác'
Một số vướng mắc, bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về tội 'Cố ý gây thương tích hoặc gây hại cho sức khỏe của người khác'

(LSVN) - Tuy Bộ luật Hình sự (BLHS) đã có sửa đổi, bổ sung ngày càng hoàn thiện nhưng trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật để xét xử người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây hại cho sức khỏe của người khác xảy ra trong thực tiễn cho thấy vẫn còn có sai sót, vướng mắc, bất cập chưa phù hợp về mặt lý luận và thực tiễn.

Vướng mắc, bất cập về tội phạm mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Vướng mắc, bất cập về tội phạm mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam

(LSVN) - Hiện nay, tội phạm mại dâm ngày càng diễn biến phức tạp với các phương thức đa dạng và xảo quyệt, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người cũng như trật tự xã hội. Để đảm bảo trật tự công cộng, phòng ngừa các tội phạm cần kết hợp chặt chẽ, đồng bộ các biện pháp kinh tế, giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế, trong đó biện pháp hình sự đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và áp dụng pháp luật, tác giả nhận thấy còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập.

Bộ Y tế giải đáp vướng mắc về các giấy tờ chứng minh nhân thân trong KCB BHYT
Bộ Y tế giải đáp vướng mắc về các giấy tờ chứng minh nhân thân trong KCB BHYT

(LSVN) - Chỉ trong trường hợp xuất trình thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng không có ảnh, thì người tham gia BHYT mới phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; hoặc giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý HSSV; các giấy tờ CMND hợp pháp khác hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP.

Vướng mắc từ việc xác định tư cách tham gia tố tụng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT và tổ chức BHYT
Vướng mắc từ việc xác định tư cách tham gia tố tụng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT và tổ chức BHYT

(LSVN) - Trong giải quyết các vụ án nói chung, giải quyết các vụ án hình sự nói riêng, việc xác định đúng tư cách tham gia tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án mà còn đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ quan tiến hành tố tụng cũng xác định chính xác được tư cách tham gia tố tụng của các đương sự bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Khó khăn, vướng mắc về áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ TNHS và đề xuất, kiến nghị
Khó khăn, vướng mắc về áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ TNHS và đề xuất, kiến nghị

(LSVN) - Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) là cơ sở pháp lý để HĐXX đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, từ đó quyết định hình phạt tương xứng với người phạm tội, đảm bảo việc cải tạo, giáo dục người phạm tội, góp phần bảo đảm thực hiện các nguyên tắc công bằng, nhân đạo, bình đẳng và bảo đảm quyền con người. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại Điều 51, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 nhìn chung bảo đảm tính khoa học và tính nhân văn sâu sắc, phát huy tác dụng trong thực tiễn xét xử, góp phần tích cực vào nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm. Việc áp dụng pháp luật (ADPL) về các tình tiết giảm nhẹ TNHS của Tòa án trong thực tiễn xét xử thời gian qua cơ bản đảm bảo đúng quy định của BLHS và hầu hết việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS là đúng với người thực hiện hành vi phạm tội, thể hiện được chính sách hình sự của Nhà nước ta. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất, còn hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật…